Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Văn hóa - Cầu nối giữa các dân tộc, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau

Trần Kiều - 19:38, 17/11/2021

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển đất nước. Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” mới được khai mạc chiều 16/11, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đã góp phần khắc họa và khẳng định thêm những tư tưởng đó của Người về văn hóa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp học của công nhân nhà máy ô tô 1-5 (Hà Nội), lá cờ đầu của phong trào bổ túc văn hóa ngành công nghiệp, ngày 19/12/1963. (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh)
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp học của công nhân nhà máy ô tô 1-5 (Hà Nội), lá cờ đầu của phong trào bổ túc văn hóa ngành công nghiệp, ngày 19/12/1963. (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh)

Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” đã giới thiệu đến công chúng 320 hình ảnh và 123 tài liệu, hiện vật mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa. Nội dung của các hiện vật tập trung thể hiện nội dung về văn hóa Việt Nam trước năm 1930; Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam; Văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; Văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước; Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc.

Triển lãm khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người đặt nền móng cho giao lưu văn hóa quốc tế. Người luôn nhận thức rõ vai trò quan trọng của văn hóa trong việc nâng cao vị thế của quốc gia, dân tộc trên trường quốc tế. Bởi, văn hóa chính là cầu nối giữa dân tộc, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau.

Trở lại với dòng chảy lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo, phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật cũng như công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng toàn bộ sáng tạo phát minh đó chính là văn hóa”. Khẳng định ấy chính là sự nhấn mạnh về tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước.

Một góc trưng bày hiện vật tại không gian Triển lãm
Một góc trưng bày hiện vật tại không gian Triển lãm

Năm 1946, tức cách nay 75 năm về trước, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ Nhất, Người tiếp tục khẳng định: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Theo lời Người, văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện Độc lập, Tự cường và Tự chủ. Nhiệm vụ của văn hóa mới là phải lấy hạnh phúc của đồng bào, sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh; đồng thời, phải tiếp thu những kinh nghiệm của văn hóa xưa và nay để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với ba tính chất: Dân tộc, khoa học, đại chúng. Người nêu rõ vị trí, ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ. Người cũng kêu gọi các nhà văn hóa Việt Nam "hãy chú ý đặc biệt đến nhi đồng".

Cùng với chính trị, kinh tế và xã hội, văn hóa luôn giữ một vai trò và vị trí trọng yếu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Theo đó, lời dạy của Người đã trở thành kim chỉ Nam xuyên suốt quá trình phát triển văn hóa Việt Nam, trong sự nghiệp đấu tranh và giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, đặc biệt có giá trị sâu sắc đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Triển lãm mang đến cho công chúng tham quan cái nhìn tổng quan về văn hóa Việt Nam
Triển lãm mang đến cho công chúng tham quan cái nhìn tổng quan về văn hóa Việt Nam

Tham quan tại Triển lãm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, được tận mắt chứng kiến những hiện vật thấm đẫm giá trị văn hóa được lưu giữ qua thời gian, đã không ít người xúc động. “Được nghe nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên tôi có cơ hội được nhìn ngắm và tìm hiểu về các di vật của Bác có liên quan đến văn hóa. Đó là những bức thư, bản thảo, tác phẩm viết về văn hóa nghệ thuật; là đôi guốc mộc, là bộ quần áo lụa, là chiếc gậy mây… hay rất nhiều những đồ dùng cá nhân khác của Bác. Tất cả đều rất giản dị, nhưng khiến chúng ta phải suy ngẫm”, ông Nguyễn Đăng Du (Tô Hiến Thành, Hà Nội) chia sẻ.

Đến nay, đã tròn 75 năm kể từ ngày diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ Nhất, dưới ngọn cờ của Đảng, Nhân dân ta đã kế thừa, phát triển và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hóa mới thấm đẫm tinh thần yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đất nước và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đưa đất nước vững bước trong xu thế phát triển của nhân loại tiến bộ. Tất cả là hiện thân cho sức mạnh hiện thực của văn hóa Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.