Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Văn hóa “gùi” của người Cơ-tu

PV - 14:35, 26/06/2018

Gùi là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt đời thường của người Cơ-tu. Các loại dụng cụ như zoọng, tà léc, rê, chuy, cà vông (cà lông)… là những dụng cụ dùng để gùi (mang) nông , lâm, sản, quà biếu… rất độc đáo và gắn liền với truyền thống văn hóa, bao đời của đồng bào.

Gùi của đồng bào Cơ-tu có nhiều tên gọi khác nhau và tương ứng cho mỗi loại gùi tùy theo mục đích sử dụng. Chẳng hạn gùi nhỏ dành cho trẻ em, gùi thưa đi lấy củi, lấy nước (nước chứa trong ống lồ ô sắp trong gùi), gùi có nắp đựng váy áo, khố, chăn mền và tư trang, gùi kín đựng lúa… Tùy theo mục đích sử dụng trong các hoạt động mà đan cho phù hợp. Thông thường, phụ nữ Cơ-tu là người mang gùi nhiều nhất.

Trẻ em Cơ-tu cũng có thể mang những chiếc gùi phù hợp. Trẻ em Cơ-tu cũng có thể mang những chiếc gùi phù hợp.

Phần lớn gùi của người Cơ-tu được đan bằng các loại mây, mỗi cái gùi đều có 3 phần chính: thân gùi được đan bằng mây, chung quanh thân, có 4 thanh gỗ nhỏ áp vào thành gùi từ đáy trở lên miệng, giúp cho gùi được cứng cáp, không bị lệch khi mang nặng.

 Phụ nữ Cơ-tu ở Đông Giang dùng gùi để đựng măng. Phụ nữ Cơ-tu ở Đông Giang dùng gùi để đựng măng.

Đồng bào Cơ-tu có nhiều loại gùi. Trong đó, cái “zoọng” (người Kinh gọi là gùi) là một loại gùi tương đối lớn. Tuỳ theo mục đích sử dụng trong các hoạt động mà đan cho phù hợp. Muốn gùi củi, sắn, khoai… thân gùi được đan thưa, và lớn; còn nếu gùi gạo, lúa, muối… thì thân gùi phải đan kín (khít). Phụ nữ là những người mang những gùi này.

Già Pơlong He là một trong những người biết đan nhiều loại gùi. Già Pơlong He là một trong những người biết đan nhiều loại gùi.

Cái “tà léc” cũng tương tự như cái gùi, nhưng phần thân ngắn và nhỏ hơn, được thiết kế thêm hai ngăn nhỏ ở hai bên thân gùi, hai ngăn này được dùng đựng các vật dụng nhỏ như cơm, gạo, dụng cụ lấy lửa khi đi rừng, đi rẫy.

Già làng Bríu Prăm giới thiệu về “văn hoá gùi”. Già làng Bríu Prăm giới thiệu về “văn hoá gùi”.

Đặc biệt, “zoọng khách tà mòi” là một loại gùi nhỏ, rất độc đáo, mỹ thuật được đan rất công phu, tỉ mỉ, có cái được đan, trang trí những hoa văn mang hình tượng truyền thống của người Cơ-tu. Đây là loại gùi dành riêng cho phụ nữ chuyên mang quà như rượu, thuốc, trà … đi biếu anh em, cha mẹ, sui gia… hay các “sơn nữ” Cơ-tu mang trong điệu múa “Tung tung dá dá “trong lễ ăn trâu, ăn mừng lúa mới…

Gùi luôn gần gũi với phụ nữ Cơ-tu ở trên rẫy hoặc nơi họp chợ. Gùi luôn gần gũi với phụ nữ Cơ-tu ở trên rẫy hoặc nơi họp chợ.

Già làng Nguyễn Văn Cần (77 tuổi, trú thôn Phú Túc, xã Hoà Phú, huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng) cho biết: “Ngày trước, muốn có một cái gùi, cái tà léc, cái “zoọng khách tà mòi” đẹp và chắc, đồng bào phải vào rừng sâu để bứt những loại mây chắc như mây xà phun, mây rã, mây song, mây cám… Thời gian để hoàn thành một sản phẩm, tuỳ theo từng loại gùi, lớn, nhỏ, đẹp … trừ những cái gùi “dã chiến” để gùi củi, sắn, khoai… đan bằng mây nước, chỉ đan đôi, ba ngày thì xong, nhưng nhanh hỏng. Tuy nhiên, có những cái đẹp hơn thì phải đan vài tháng mới hoàn thành. Một cái gùi đan công phu, bằng các loại mây chắc bền có thể sử dụng khoảng nửa đời người (30 năm). Khi không dùng, bà con treo gùi trên giàn bếp, vì thế những vật dụng này có màu cánh kiến, rất bền vì không mối mọt hay bị ẩm mốc.

TIÊN SA

Tin cùng chuyên mục
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.