Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Vấn nạn khai thác cát trái phép trên sông Lam

PV - 14:38, 26/06/2018

Sông Lam, đoạn chảy qua địa phận các xã Thanh Lĩnh, Thanh Tiên, Thanh Hưng… của huyện Thanh Chương, Nghệ An đang phải “oằn mình” chịu đựng vấn nạn khai thác cát trái phép.

Việc khai thác này đã và đang gây ra nhiều hệ lụy, làm thay đổi dòng chảy gây sạt lở nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân. Chính quyền biết, cơ quan chức năng biết, nhưng vẫn chưa có giải pháp giải quyết triệt để thực trạng này.

Các tàu ngang nhiên hút cát trên sông Lam bất chấp sự ngăn cản của nhân dân và chính quyền. Các tàu ngang nhiên hút cát trên sông Lam bất chấp sự ngăn cản của nhân dân và chính quyền.

Ông H.V.C (xin dấu tên) xóm 12, xã Thanh Tiên bức xúc: “Về đêm, nhất là nửa đêm đến rạng sáng, những người khai thác cát trái phép hoạt động ngang nhiên mà không gặp bất kỳ sự cấm cản nào. Chúng tôi đã nhiều lần báo cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, nhưng việc xử lý vẫn bị bỏ ngỏ…”.

Có mặt tại hiện trường, chúng tôi chứng kiến sự tinh quái của các tàu hút cát này. Để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, sau chừng 1 giờ đồng hồ hút đầy khoang, thì các tầu lặng lẽ di chuyển đến bãi tập kết tại xóm 12, xã Thanh Tiên rồi vận chuyển lên ô tô đi tiêu thụ

Điều đáng nói, không chỉ sông Lam đoạn chảy qua xã Thanh Lĩnh mà suốt chiều dài dọc các xã Thanh Tiên, Thanh Hưng... tình trạng khai thác cát vẫn diễn ra bất chấp sự ngăn cấm của cơ quan chức năng.

Ông P.H.T, xóm 12, xã Thanh Tiên cho biết: Người dân rất bức xúc trước sự khai thác cát trái phép này, nhưng đa số không dám ra ngăn cản hay tố cáo trực tiếp vì sợ bị liên lụy. Theo ông Trường, khai thác cát đã làm cho dòng chảy sông Lam thay đổi, đồng thời gây ra sạt lở nghiêm trọng…

Qua thị sát dọc sông Lam đoạn qua địa phận các xã Thanh Tiên, Thanh Lĩnh, Thanh Hưng… tình trạng khai thác cát này đã dẫn đến hàng ngàn mét đất bãi, và kè rọ đá bảo vệ chân đê bị sạt lở, sụt lún và bị cuốn trôi đe dọa trực tiếp nhiều hộ dân sống dọc bờ sông cũng như đe dọa đến đường Tỉnh lộ 33...

Cùng với tình trạng các bãi bờ bị sạt, lở, lún sụt, có nhiều hố tử thần đã xuất hiện trên dòng sông Lam. Theo thông tin của người dân, nơi đây đã xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm. Điển hình là vụ việc em Nguyễn Văn Đ., em là sinh viên Trường Đại học Vinh, tranh thủ ngày nghỉ làm thêm giúp gia đình nhưng trong lúc hút cát từ tàu đổ vào bến đã bị trượt chân rơi xuống hố cát và bị tử vong.

Bà Nguyễn Thị Phượng, Tổ trưởng tổ tự quản xóm 12, xã Thanh Tiên cho biết: người dân không chỉ bức xúc với tình trạng khai thác cát trên sông, mà còn cả với tình trạng bãi tập kết ngay trong lòng khu dân cư. Như với bãi tập kết cát tại xóm 12, hàng trăm lượt xe rầm rập bốc dỡ, vận chuyển hàng ngàn m3 cát cả ngày lẫn đêm để đưa đi bán khắp nơi, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Đồng thời, những tiếng va đập, gầm rít của 7 chiếc cần cẩu tự chế của tàu khai thác lắp động cơ hút cát sạn… đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, đời sống sinh hoạt của người dân, nhất là từ 21 giờ đến 5 giờ sáng.

Anh Hồ Văn Nhàn (xóm 12, xã Thanh Tiên) thông tin thêm, thêm do lượng xe ô tô vào bến bãi lấy cát quá đông, nên nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông là rất lớn, người dân luôn sống trong lo sợ. Nhân dân đã nhiều lần trực tiếp kiến nghị yêu cầu chính quyền xã, chính quyền huyện về điều tra để xử lý hoạt động trộm cắp tài nguyên trái phép và kiến nghị với các Đoàn đại biểu Quốc hội về tiếp xúc cử tri; nhưng nạn khai thác cát trái phép của vẫn ngang nhiên diễn ra.

Thiết nghĩ để bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản, cũng như giảm thiểu về những hệ lụy cho cuộc sống nhân dân, các cấp chính quyền, lực lượng chức năng của tỉnh Nghệ An cần xử lý dứt điểm tình trạng này.

MINH THỨ VÀ CÁC CTV

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã có Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, với tổng số 62 con bò đã được cấp. Vậy 46 con bò thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai cùng thời điểm liệu có cấp đúng, đủ trọng lượng hay không mà không tổ chức thanh tra? Đó là điều mà dư luận quan tâm hiện nay.