Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Về làng Chăm những ngày Ramưwan

PV - 11:22, 15/05/2018

Về các làng Chăm tỉnh Ninh Thuận vào những ngày trung tuần tháng Năm, khắp nơi đang tưng bừng phấn khởi mừng đón Ramưwan năm 2018.

Các địa phương tổ chức nhiều hoạt động xây dựng khu dân cư sạch đẹp; tổ chức giao lưu văn nghệ-thể thao vui mùa lễ hội truyền thống...

Làng Chăm Phước Nhơn có tín đồ đạo Hồi đông nhất tỉnh với 1.740 hộ trên 8.000 nhân khẩu, người dân địa phương nô nức chuẩn bị đón lễ hội Ramưwan. Lĩnh vực kinh tế nông nghiệp-dịch vụ-thương mại của Phước Nhơn phát triển năng động nhất xã Xuân Hải (Ninh Hải). Nông dân các thôn Phước Nhơn 1, Phước Nhơn 2, Phước Nhơn 3 canh tác gần 300ha ruộng ba vụ chủ động tưới từ hệ thống thủy lợi kênh Bắc. Bà con vừa thu hoạch lúa vụ đông-xuân 2017-2018, năng suất bình quân đạt 65-70tạ/ha và 600ha đất rẫy trồng hoa màu, trồng cỏ chăn nuôi gia súc có sừng trên 7.000 con đem lại giá trị kinh tế ổn định cho trên 50% số hộ.

Phụ nữ làng Chăm Phú Nhuận ép cốm chuẩn bị mừng đón Ramưwan 2018. Phụ nữ làng Chăm Phú Nhuận ép cốm chuẩn bị mừng đón Ramưwan 2018.

 

Ông Thành Thanh Tâm, Trưởng Ban Đại diện cộng đồng Islam tỉnh Ninh Thuận kiêm Trưởng Ban Hakem Thánh đường 102 cho biết: Toàn tỉnh hiện có 4 thánh đường Hồi giáo Islam với hàng ngàn tín đồ sinh sống tập trung ở hai xã Phước Nam (Thuận Nam) và Xuân Hải (Ninh Hải). Bà con tín đồ chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cần mẫm làm ăn nâng cao đời sống gia đình, đoàn kết chung tay xây dựng khu dân cư ngày càng phát triển. Các vị chức sắc nêu gương sáng trong tinh thần hoà hợp đạo giáo, vận động tín đồ gắn kết nghĩa xóm tình làng, giúp nhau làm ăn bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm. Tích cực tham gia phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Chia tay Phước Nhơn, chúng tôi đến với làng Chăm Phú Nhuận, khu dân cư có đời sống kinh tế phát triển của xã nông thôn mới Phước Thuận (Ninh Phước). Mới đây, hệ thống giao thông nông thôn đã được Nhà nước và nhân dân cùng làm nên tất cả các tuyến đường đã được bê tông hóa phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất của nhân dân. Nhà văn hóa Chăm xã Phước Thuận được xây dựng khang trang tại thôn Phú Nhuận phục vụ nhu cầu sinh hoạt, làm việc của cán bộ và nhân dân. Trường Tiểu học, Trung học cơ sở Phú Nhuận vừa được Nhà nước đầu tư xây dựng hai tầng khang trang đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em vùng đồng bào dân tộc Chăm.

Phước Nam (huyện Thuận Nam) là xã có đông đồng bào Chăm theo đạo Hồi, đoàn kết xây dựng nông thôn mới ngày càng khởi sắc. Chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao cho nhân dân vui đón lễ hội Ramưwan 2018. Anh Bá Thanh Thanh Trưởng, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Nam cho biết, toàn xã hiện có 2.800 hộ với trên 14.000 nhân khẩu sinh sống tập trung ở 7 địa bàn khu dân cư. Vụ lúa đông-xuân được mùa giúp nhân dân có thêm điều kiện đón mùa lễ hội truyền thống vui tươi, đậm đà bản sắc dân tộc.

Sư cả Nguyễn Lài, Chủ tịch Hội đồng Sư cả Bà ni tỉnh Ninh Thuận cho biết: Mùa lễ Ramưwan năm 2018 diễn ra từ ngày 12 đến 16/5. Đồng bào tham gia các hoạt động như, sửa san cơ sở thờ tự, tảo mộ, cúng kính tổ tiên, cầu mong mùa màng thắng lợi, thôn xóm bình an. Chiều ngày 16/5, các vị chức sắc Bà ni vào chùa hành lễ Tháng ăn chay theo nghi thức đạo Hồi. “Tôi rất vui mừng nhìn thấy tất cả các làng Chăm đều có hệ thống điện đường trường trạm do Nhà nước đầu tư xây dựng làm cho bộ mặt nông thôn mới ngày càng khởi sắc. Nhờ các chương trình đầu tư của Nhà nước giúp đồng bào dân tộc Chăm làm ăn đạt hiệu quả cao, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm, góp phần chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh”, sư cả Nguyễn Lài nói.

SƠN NGỌC

Tin cùng chuyên mục
Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…