Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Về nơi đồng bào mang họ Bác

PV - 14:47, 14/06/2019

Từ trung tâm xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) ngược về bản Doa Củ, đây là bản mà tất cả người dân sinh ra đều mang họ Hồ. Ông Hồ Ra Via (50 tuổi) ở bản Doa Củ, xã Hướng Phùng nói, bản thân gia đình ông và mọi người trong bản luôn tâm niệm rằng, đã mang họ Bác thì phải cố gắng vươn lên vượt qua nghèo đói...

Cây cà phê, cây bời lời được xem là cây trồng chủ lực giúp đồng bào Pa Cô, Vân Kiều ở Hướng Phùng và A Xinh thoát nghèo vươn lên làm giàu. Cây cà phê, cây bời lời được xem là cây trồng chủ lực giúp đồng bào Pa Cô, Vân Kiều ở Hướng Phùng và A Xinh thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Với suy nghĩ đó, từ một hộ nghèo của bản, gia đình ông Hồ Ra Via đã vay mượn để phát triển kinh tế gia đình. Ông đã mạnh dạn trồng 1ha cà phê catimor, kết hợp với chăn nuôi và trồng các loại cây khác nên ngay từ năm 1997, gia đình ông đã làm được nhà, có của ăn của để và chính thức thoát nghèo.

Tích lũy được số vốn gia đình ông Via tiếp tục mở rộng diện tích cây cà phê lên hơn 5ha. Năm cao nhất ông thu được gần 70 tấn cà phê, trừ chi phí ông thu lãi hơn 370 triệu đồng.

Trước đây trồng cây cà phê đến mùa thu hoạch, mình phải gùi trên lưng đi bộ băng rừng mấy chục cây số ra thị trấn Khe Sanh để bán. Giờ có con đường Hồ Chí Minh rộng thênh thang chạy ngang trước xã nên đến mùa cà phê là thương lái tìm đến tận vườn để thu mua. “Nhờ cây cà phê mà mình làm được nhà, mua được máy cày, xe máy…”, ông Via chia sẻ.

Mô hình kinh tế của gia đình ông Via, là một điển hình trong việc thay đổi tập quán canh tác phụ thuộc vào rừng được nhiều người dân học tập và làm theo.

Điều mà dễ cảm nhận nhất khi đến đây, là sự thay đổi về tư duy sản xuất. Đồng bào, Vân Kiều ở đây không còn chờ sự trợ cấp lương thực mà chủ động canh tác như, đắp đập ngăn nước để trồng lúa nước đảm bảo an ninh lương thực; chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai. Bên cạnh đó, tận dụng lợi thế đường giao thông thuận lợi nhiều hộ gia đình chuyển sang kinh doanh buôn bán… tạo nên một bức tranh kinh tế đa dạng hiệu quả.

Ông Phan Ngọc Long, Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng, phấn khởi nói: Trong tương lai gần, Hướng Phùng sẽ kết hợp phát triển nông nghiệp gắn với dịch vụ, thương mại. Phát triển nông nghiệp là để bảo đảm đủ lương thực cho người dân. Còn phát triển dịch vụ, thương mại sẽ làm nên diện mạo cho thị tứ miền biên giới này.

Đồng bào Vân Kiều khai thác rừng trồng, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Đồng bào Vân Kiều khai thác rừng trồng, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Cũng giống những người Vân Kiều mang họ Bác ở Hướng Phùng, ở xã A Xinh có 80% dân số là người Pa Cô và Vân Kiều đều mang họ Hồ. Nói về chuyện làm ăn, ông Hồ Văn Hảo, người dân tộc Pa Cô ở thôn A Máy chia sẻ: Trước đây, đói nghèo luôn đeo đẳng người dân. Cuộc sống thay đổi khi Nhà nước cho chủ trương xây dựng Nhà máy tinh bột sắn trên địa bàn. Trong lúc, nhiều hộ gia đình khác còn chần chừ với loại cây trồng mới này, thì ông đã mạnh dạn khai hoang 4ha đất để trồng sắn, mang lại thu nhập hàng năm gần 100 triệu đồng.

Học tập gia đình ông Hảo, nhiều hộ gia đình ở xã A Xing đã tích cực khai hoang đất đai mở rộng diện tích trồng sắn, mang lại thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Theo Phó Bí thư Đảng ủy xã A Xing Nguyễn Minh Khánh, thì điều phấn khởi nhất của địa phương đó là, đồng bào đã thay đổi tư duy sản xuất. Ngoài cây lúa, người dân biết trồng thêm sắn, ngô, các loại cây công nghiệp, cây ăn quả để vừa giải quyết bài toán lương thực, vừa vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Đến nay, toàn xã đã có hơn 478ha sắn và hàng trăm héc ta các loại cây trồng khác như ngô, nghệ, gừng, tiêu, cà phê, cao su, xoài, nhãn, chuối, dứa, bời lời… Mặc dù, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, tuy nhiên không xa nữa với sự nỗ lực của chính quyền và người dân tỷ lệ hộ nghèo được giảm xuống theo thời gian và cuộc sống người Pa Cô, Vân Kiều ở A Xinh sẽ ngày càng khởi sắc…

Chia tay đồng bào Vân Kiều ở miền Tây Quảng Trị, chúng tôi nhớ tới lời nhận định của ông Hà Sĩ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong một buổi làm việc: “Người Pa Cô, Vân Kiều vinh dự mang họ Bác luôn ý thức được những việc làm trong cuộc sống. Bà con luôn đoàn kết cùng nỗ lực phát triển kinh tế, không trồng chờ ỷ lại sự hỗ trợ; chủ động chuyển đổi cây trồng phù hợp, tư duy làm ăn mới đã hình thành. Đặc biệt không ít chàng trai, cô gái người đồng bào Vân Kiều, Pa Cô không phụ lòng cha ông, phấn đấu trong học tập để trở thành những kỹ sư, bác sĩ, thầy giáo… trong tương lai cuộc sống, diện mạo làng bản sẽ có nhiều khởi sắc...”

Người Pa Cô, Vân Kiều vinh dự mang họ Bác nơi đây luôn ý thức được những việc làm trong cuộc sống, đoàn kết cùng nỗ lực phát triển kinh tế, không trồng chờ ỉ lại sự hỗ trợ, đồng bào đã biết chuyển đổi cây trồng phù hợp, tư duy làm ăn mới đã hình thành, không ít chàng trai, cô gái người đồng bào Vân Kiều, Pa Cô không phụ lòng cha ông, phấn đấu trong học tập để trở thành những kỹ sư, bác sĩ, thầy giáo…” (Ông Hà Sĩ Đồng,  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị)

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.