Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Vi phạm về ATTP, 11 công ty bị phạt gần 900 triệu đồng

PV - 09:47, 14/02/2019

Do vi phạm về buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) chứa chất cấm, quảng cáo TPBVSK gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh... 11 công ty đã bị Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) xử phạt gần 874 triệu đồng.

Ảnh minh họa Ảnh minh họa
Ngoài bị phạt tiền, các công ty này còn phải thu hồi và tiêu hủy các lô sản phẩm vi phạm, tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm, cải chính thông tin...

Bị phạt nặng nhất, với số tiền lên tới hơn 287 triệu đồng là Công ty cổ phần Dược phẩm Linh Đạt (tỉnh Hưng Yên) do bán lô TPBVSK Rasmuseld hoạt huyết dưỡng não và lô sản phẩm TPBVSK Kezakold có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Công ty cổ phần Dược phẩm Sao Kim (Hà Nội) bị xử phạt 163 triệu đồng vì sản xuất và bán 2 lô TPBVSK Kỳ Dương Đan có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố đã áp dụng (dương tính Homosildenafin).

Công ty TNHH Mat Xi S.G (tỉnh Đồng Nai) bị xử phạt 160 triệu đồng vì không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định trong sản xuất, buôn bán trên thị trường 3 lô TPBVSK Go Lean Detox; vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa đối với 4 lô sản phẩm Go Lean Detox; sản xuất, buôn bán 2 lô sản phẩm Go Lean Detox không phù hợp với tiêu chuẩn sản phẩm (dương tính Sibutramine).

Công ty cổ phần Tập đoàn thương mại dịch vụ Cash 13 (Hà Nội) bị xử phạt 60 triệu đồng do quảng cáo sản phẩm TPBVSK Viên ngậm Bổ phế khang, Glucosamin khớp Thảo Đan và Curcumin Dạ an vị mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo, không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.

Công ty cổ phần Quốc tế Dreamt Life Việt Nam (Hà Nội) bị phạt 50 triệu đồng vì vi phạm quảng cáo TPBVSK Diabet Dream trên website gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Công ty cổ phần Dược Phúc Vinh (Hà Nội) có hành vi quảng cáo TPBVSK Giảm cân PV, Bổ thận PV trên website mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo, nên bị xử phạt 35 triệu đồng.

Công ty cổ phần Dược vật tư Y tế Hải Dương (tỉnh Hải Dương) bị xử phạt 30 triệu đồng vì sản xuất lô sản phẩm Mãnh lực có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố đã áp dụng (dương tính Hydroxyhomosildenafin).

Công ty Dược phẩm và thương mại Phương Đông (tỉnh Bắc Ninh) cũng bị xử phạt 30 triệu đồng vì sản xuất TPBVSK Rasmuseld hoạt huyết dưỡng não và lô TPBVSK Kezakold có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.

Công ty TNHH PTTM Hưng Thịnh Phát (Hà Nội) bị xử phạt trên 27 triệu đồng vì vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa đối với lô sản phẩm Pracare-Nano, Bogavip new và Oba trí não.

Công ty TNHH Reliv Healthcare (TPHCM) bị xử phạt 25 triệu đồng vì quảng cáo TPBVSK Neuglow C trên các website không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.

Công ty cổ phần Phát triển và đầu tư thương mại Thiên Phú (Hà Nội) bị xử phạt gần 5 triệu đồng vì vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa đối với lô TPBVSK Hoạt huyết an thần khang; bán lô sản phẩm Mãnh lực có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng (dương tính Hydroxyhomosildenafin).

THEO CỔNG TT CHÍNH PHỦ

Tin cùng chuyên mục
Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các huyện biên giới Thanh Hóa đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với vùng DTTS.