Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vì sao con sông Amazon dài nhất thế giới không có cầu bắc qua?

Nguyệt Anh (T/h) - 14:57, 07/04/2022

Được xem là con sông dài nhất thế giới, có lưu vực rộng nhất thế giới, thế nhưng điều kỳ lạ là sông Amazon không hề có một cây cầu nào bắc qua.

Sông Amazon có chiều dài 6.992 km nhưng không có 1 cây cầu nào bắc qua.
Sông Amazon có chiều dài 6.992 km nhưng không có 1 cây cầu nào bắc qua.

Khởi nguồn từ đỉnh Nevado Mismi cao 5.597m có nguồn gốc núi lửa trong dãy Andes, thuộc Arequipa của Peru, sông Amazon có chiều dài 6.992 km, dài hơn cả sông Nile (6.695 km), với lưu vực trải rộng hơn 7 triệu km².

Sông Amazon chiếm khoảng 20% tổng lưu lượng nước ngọt cung cấp cho các đại dương. Chỗ rộng nhất của sông vào mùa khô khoảng 11km và lên tới 40km vào mùa mưa lũ. Với khu vực cửa sông có thể rộng tới 325km (202 dặm) nên Amazon còn được gọi là sông biển.

Lưu vực sông bao phủ phần lớn rừng Amazon, khu rừng nhiệt đới lớn nhất trên thế giới, chiếm diện tích 5.500.000 km² (phần lớn ở Brazil). Amazon có lưu vực rộng nhất thế giới với hơn 1.000 sông nhánh đan chéo nhau dệt thành một mạng sông dày đặc, trong đó có hơn 17 nhánh có chiều dài 1.500 km. Lưu vực Amazon chiếm khoảng 40% tổng diện tích đại lục Nam Mỹ, lớn gấp đôi diện tích lưu vực sông Congo ở châu Phi.

Lưu vực Amazon có rất ít đường sá để kết nối với những cây cầu. Ảnh: Pinterest.
Lưu vực Amazon có rất ít đường sá để kết nối với những cây cầu. Ảnh: Pinterest.

Được xem là con sông dài nhất thế giới, có lưu vực rộng nhất và lưu lượng nước nhiều nhất thế giới nhưng sông Amazon ở Nam Mỹ không có một chiếc cầu nào bắc qua. Chính vì vậy, 25 triệu người sống bên bờ sông từ làng quê hẻo lánh cho tới đô thị sầm uất ở Brazil, Peru hay Colombia, nếu muốn qua sông đều phải chèo thuyền hoặc đi phà.

Lý do gì khiến người ta không xây một cây cầu bắc qua con sông Amazon?

Xuyên suốt chiều dài của mình, Amazon không có nơi nào quá hẹp hoặc quá rộng để bắc cầu - trong mùa khô. Nhưng vào mùa mưa, nước sông dâng cao hơn 9m và những đoạn sông rộng 4,8km có thể biến thành 48km trong vài tuần. Lớp phù sa bồi đắp hai bên bờ không ngừng sạt lở, lòng sông thường đầy đất đá vụn - gồm cả những mảng rừng trôi nổi được gọi là matupás có khi rộng tới 4 ha. Amazon mùa mưa thực sự đem đến ác mộng cho những kỹ sư xây dựng.

Tuy nhiên lý do thực sự dẫn đến sự vắng bóng của những cây cầu rất đơn giản: Lưu vực Amazon có rất ít đường sá để kết nối với những cây cầu. Ngoài một số thành phố lớn, dân cư của những khu rừng rậm rất thưa thớt và tự thân dòng sông là một đường cao tốc của người dân trong vùng. Việc đầu tư tốn kém cho một công trình to lớn nhưng không có mấy tác dụng, có lẽ chính là lý do khiến người ta không mấy mặn mà với việc xây cầu qua con sông này.

Macapá nằm trên bờ bắc của châu thổ sông Amazon là một thành phố có nửa triệu người sinh sống, nhưng không có một con đường nào kết nối với phần còn lại của Brazil. Nếu  khách du lịch đến đây thuê xe thì chỉ có một hướng duy nhất để lái là về phía bắc, tới lãnh thổ hải ngoại Guiana của Pháp mà thôi.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.