Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Việt Nam xếp thứ nhất toàn đoàn tại Olympic Hóa học Quốc tế Abu Reikhan Beruniy

T.Hợp - 15:10, 17/06/2023

Đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự Olympic Hóa học quốc tế Abu Reikhan Beruniy lần thứ nhất đã đạt được 8 huy chương, trong đó có 4 Huy chương Vàng và 4 Huy chương Bạc, đưa đội tuyển Việt Nam lên vị trí xếp thứ Nhất toàn đoàn.

8/8 học sinh Việt Nam đều giành Huy chương tại kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Abu Reikhan Beruniy lần thứ nhất.
8/8 học sinh Việt Nam đều giành Huy chương tại kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Abu Reikhan Beruniy lần thứ nhất.

Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Abu Reikhan Beruniy dành cho học sinh dưới 18 tuổi do Bộ Giáo dục mầm non và phổ thông Cộng hòa Uzbekistan tổ chức tại vùng Khorezm của Cộng hòa Uzbekistan định kỳ 2 năm 1 lần kể từ năm 2023.

Kỳ thi được tổ chức theo 2 vòng. Vòng 1, học sinh thực hiện bài thi lý thuyết gồm 7 bài trong vòng 5 tiếng, điểm tối đa là 70 điểm. Vòng 2, học sinh tiến hành bài thi thực hành trong 3 tiếng, điểm tối đa là 30 điểm.

Năm 2023, Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Abu Reikhan Beruniy được tổ chức từ ngày 11 - 17/6 với sự tham dự của 15 quốc gia, vùng lãnh thổ. Với thành tích đạt được, Việt Nam xếp thứ Nhất toàn đoàn, trên các đội mạnh như: Nga, Uzbekistan, Brazil, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ,…

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đội tuyển Việt Nam với 8 học sinh tham dự Olympic Hóa học quốc tế Abu Reikhan Beruniy lần thứ nhất đã đạt được 8 huy chương.

4 Huy chương Vàng thuộc về các học sinh: Nguyễn Nguyên Hải, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An; Nguyễn Hữu Tiến Hưng, Trường THPT chuyên Bắc Ninh, Bắc Ninh; Đỗ Phú Quốc, Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông, Quảng Nam; Lê Quang Trường, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An.

4 Huy chương Bạc thuộc về các học sinh: Trần Đức Anh, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; Hoàng Tiến Cường, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định; Giáp Vũ Sơn Hà, Trường THPT chuyên Bắc Giang, Bắc Giang; Trương Bảo Ngọc, Trường THPT chuyên Bắc Ninh, Bắc Ninh.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.