Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Vĩnh phúc: Tình trạng bạo lực gia đình vẫn diễn biến phức tạp

PV - 10:19, 10/05/2019

Thời gian vừa qua, mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp như tuyên truyền, giáo dục đến xử phạt hành chính, hình sự, song tình trạng bạo lực gia đình vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nhất là trong vùng dân tộc và miền núi.

Nhiều vụ việc đau lòng

Cuối tháng 3 vừa qua, dư luận xã hội xôn xao về việc chồng đánh con dã man ngay trước mặt vợ xảy ra tại Vĩnh Phúc. Theo đó, Nguyễn Chí Công (31 tuổi, trú tại thôn Tân Long, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo) đánh đập 2 con đẻ rất dã man ngay trước mặt vợ là chị Đ.T.T. Chị T cho biết, chị kết hôn với anh Nguyễn Chí Công năm 2010, sinh được 2 người con trai. Do chồng chị suốt ngày say xỉn nên gia đình thường xuyên cãi vã. Vào cuối tháng 3 vừa qua, vì giận vợ, chồng chị đã mang 2 con ra đánh đập dã man. Chị van xin không được, đành quay clip làm bằng chứng. Chồng chị không những không dừng lại mà thấy chị quay clip càng đánh đập con dã man hơn.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lưu Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Hồ Sơn cho biết thêm, Hồ Sơn là một xã miền núi nơi còn nhiều thiếu thốn. Trên địa bàn có 2 dân tộc sinh sống là Sán Dìu và dân tộc Kinh. Thời gian vừa qua, người dân Hồ Sơn rất khó khăn trong tiếp cận thông tin. Theo đó, nhận thức pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế. Sự việc đau lòng trên là một bài học sâu sắc đối với địa phương trong việc tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình.

Tình trạng bạo lực gia đình Ảnh minh họa.

Không chỉ ở Tam Đảo mà tại huyện Lập Thạch, tình trạng này cũng diễn biến phức tạp. Cho đến bây giờ chị Tạ Thị H. 41 tuổi ở xã miền núi Ngọc Mỹ vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể lại vụ việc bị chồng đánh đến mức nhập viện. Chị H cho biết, năm 1998, chị kết hôn với anh Nguyễn Văn Lương cùng trú tại địa phương, 2 người đã có với nhau 2 mặt con. Trong quá trình chung sống, chị H. nhiều lần bị anh Lương đánh đập do ghen tuông vô cớ. Đỉnh điểm cuối tháng 4 năm ngoái, chị bị chồng lột quần áo đánh đến mức dập lá lách phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Ông Trần Ngọc Oanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, Các vụ bạo lực gia đình thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nạn nhân bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, nhất là ở vùng dân tộc. Những vùng này, người dân nhận thức pháp luật còn hạn chế, lại khó khăn trong tiếp cận thông tin nên tình trạng bạo lực gia đình rất phức tạp.

Cần nâng cao vai trò của các đoàn thể

Để giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình, trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã áp dụng nhiều biện pháp. Cơ quan chức năng đã lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, giáo dục tại xã, phường, thị trấn 122 trường hợp; lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với 48 trường hợp. Cơ quan công an đã thụ lý giải quyết 175 vụ bạo lực gia đình; đã khởi tố 48 vụ.

Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này một cách bền vững, ông Trần Ngọc Oanh nhấn mạnh, thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Đặc biệt, nêu cao vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể, tổ chức chính trị và các thành viên trong gia đình. Tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, nâng cao kiến thức về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Duy trì, nhân rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả các mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó chú trọng vào những địa phương có nguy cơ cao về bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội.

Ngoài ra, thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhắc nhở, tư vấn và xử lý nghiêm theo pháp luật những cá nhân, gia đình có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Đồng thời, ngành Văn hóa sẽ kịp thời biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình…

“Trong 10 năm từ 2008-2018, toàn tỉnh Vĩnh Phúc phát hiện 3.423 vụ bạo lực gia đình; trong đó, 2.005 vụ bạo lực thể xác, 998 vụ bạo lực tinh thần, 344 vụ bạo lực kinh tế và 76 vụ bạo lực tình dục”, ông Trần Ngọc Oanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh Vĩnh Phúc cho biết.

HIẾU ANH

Tin cùng chuyên mục
Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Đã gần chục năm nay, hàng trăm hộ dân chủ yếu là người DTTS ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đang phải sống trong cảnh "đi cũng dở, ở không xong" do nằm trong quy hoạch Khu công viên phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp. Theo thời gian, đặc biệt là ảnh hưởng cơn bão số 3, nhiều nhà cửa, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được tu sửa, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân địa phương.