Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Vô tư mua bán, giết mổ gia cầm ngay trong mùa dịch

PV - 16:19, 03/12/2018

Mặc dù dịch cúm A/H5N6 đang xảy ra và lan rộng ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, rất nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Phú Yên, người dân vẫn vô tư mua bán giết mổ gia cầm. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, nguy cơ lây lan từ dịch cúm A/H5N6 là rất cao cho cộng đồng.

H5N6 Người dân vẫn vô tư mua bán gà vịt sống tại chợ phường 9, TP. Tuy Hòa, Phú Yên.

Những ngày cuối tháng 11, mặc dù dịch bệnh cúm A/H5N6 đang diễn ra tại địa phương. Tuy nhiên, dạo qua các chợ tại TP. Tuy Hòa, chúng tôi nhận thấy, việc mua bán, giết mổ gia cầm vẫn diễn ra bình thường, người dân vẫn rất chủ quan Bà Cao Thị Hòa, một người chuyên mua bán gia cầm cho hay: Chúng tôi mua bán dựa trên kinh nghiệm là chính, những nơi nào nghe nói có dịch thì không mua chứ chẳng có biện pháp nào để kiểm tra cả.

“Hiện, tất cả hàng gà, vịt tôi bán đều do bạn hàng ở thị trấn Phú Thứ (huyện Tây Hòa) cung cấp. Địa phương này chưa có dịch nên đảm bảo không bị nhiễm bệnh”, bà Hòa khẳng định.

Cùng với việc mua bán gia cầm “sống”, hoạt động giết mổ gia cầm tại chợ Tuy Hòa cũng diễn ra sôi nổi. Từ 7 giờ sáng, khu vực giết mổ gia cầm nằm ngay phía sau khu bán gia cầm sống đã nhộn nhịp hoạt động. Dưới sàn xi măng, hàng chục con gà, vịt đã được vặt lông, nằm lăn lóc trà trộn giữa những con sống và con chết.

Ông Lê Khắc Sinh, Trưởng Ban Quản lý chợ Tuy Hòa cho biết: Tại chợ Tuy Hòa có 2 khu bán gia cầm và sản phẩm gia cầm. Phía sau khu hàng gia cầm sống còn có khoảng 7 hộ làm dịch vụ giết mổ gia cầm tại chỗ để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Những ngày qua, hoạt động mua bán, giết mổ gia cầm vẫn diễn ra bình thường, chưa có dấu hiệu dịch bệnh xảy ra tại đây. Hiện nay, ngày nào đơn vị cũng thông báo về tình hình bệnh cúm gia cầm trên loa phát thanh của chợ để người dân biết và không mua bán gia cầm từ khu vực có bệnh.

Tại các chợ nông thôn, tình trạng mua bán gia cầm sống không tập trung như ở thành phố, nhưng người dân cũng vô tư, không hề đề phòng dịch bệnh. Trao đổi với một người dân đang chọn mua vịt tại chợ huyện Tây Hòa, được biết hằng ngày, người dân vẫn mua bán gia cầm bình thường người dân cho rằng, vì ở đây chưa có dịch nên không phải lo.

Ông Trương Văn Bình, Trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tây Hòa cho biết: Việc mua bán gia cầm tại các chợ ở địa phương chỉ mang tính lẻ tẻ. Các hộ mua bán gia cầm tại đây đều là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại địa phương, khi có sản phẩm thì đem ra chợ tiêu thụ. Hiện nay, trạm đã tăng cường phối hợp cùng với trạm thú y cơ sở kiểm soát dịch bệnh tại các khu vực chăn nuôi tập trung, hoạt động mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm, khu vực giết mổ... tại các chợ. Đồng thời, tuyên truyền hướng dẫn người chăn nuôi, mua bán gia cầm cách nhận biết dấu hiệu gia cầm đã bị nhiễm dịch cúm A/H5N6.

Thực tế hiện nay, ngành chức năng chỉ đang kiểm soát dịch bệnh tại khu vực xảy ra cúm gia cầm như ở thôn Đông Bình, xã Hòa An (huyện Phú Hòa). Còn toàn bộ số gia cầm đang bán tại các chợ đều không được kiểm soát dịch bệnh từ cơ quan thú y mà chủ yếu dựa vào cảm quan của người bán và người mua.

Trong khi đó, đối với gia cầm đã giết mổ sẵn, theo quy định phải được cơ quan thú y kiểm soát thể hiện qua dấu lăn trên thân thịt gia cầm. Nhưng thực tế, hầu hết số gia cầm đang bày bán giết mổ sẵn chưa được kiểm dịch.

Ngoài ra, việc vệ sinh môi trường tại các khu giết mổ gia cầm đều trong tình trạng dơ bẩn, nước thải, phân thải, gia cầm sống, gia cầm đã mổ, lòng ruột, lông... đều đặt trên nền xi măng lẫn lộn trong một khu vực, chưa được phân khu theo quy định thực tế này đang dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo dịch bệnh ở khu vực này là rất cao.

THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.