Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Vùng đất nghèo xem hiến máu là hạnh phúc

PV - 17:14, 14/04/2018

Không ai bảo ai, các hộ dân ở huyện Đăk Đoa (Gia Lai) đều có chung nghĩa cử là liên tục đi hiến máu cho những người khác. Với họ, cho đi những giọt máu quý giá của mình cũng là niềm hạnh phúc, sẻ chia.

Năm nào cũng vậy, cứ đến các đợt phát động phong trào hiến máu tình nguyện, huyện Đăk Đoa lại trở thành một điểm sáng ở Tây Nguyên. Là huyện vùng ven của Gia Lai, kinh tế còn hạn chế nhưng người dân ở đây lại có cách sống đầy nghĩa tình. Già Làng AMa Hải ở xã Trang bộc bạch; bớt chút máu của mình mà giúp được người khác thì vui quá đi chứ. Không có tiền của để cho thì mình cho những thứ đang có vậy. Trước đây mới cần vận động chứ giờ ai cũng thích đi hiến máu rồi.

Những người hiến máu ở Đăk Đoa (Gia Lai) luôn quan niệm cho đi là hạnh phúc. Những người hiến máu ở Đăk Đoa (Gia Lai) luôn quan niệm cho đi là hạnh phúc.

 

Theo Hội Chữ thập đỏ huyện Đăk Đoa, hầu hết các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện đều hưởng ứng mạnh mẽ phong trào hiến máu, luôn dẫn đầu trong khu vực Tây Nguyên. Chỉ tính riêng trong đợt phát động năm 2017 đã có 1.200 lượt người đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện với số lượng lên đến hàng ngàn đơn vị máu.

Anh Nguyễn Quang Tưởng (trú tại thôn 4, thị trấn Đăk Đoa) phấn khởi cho biết: Mình là cán bộ Đoàn ở địa phương nên những phong trào ý nghĩa thế này không thể thiếu được. Mình sức khỏe tốt, không đi hiến máu thì thấy trong lòng áy náy không yên được.

Không chỉ riêng bản thân mà còn vận động thêm nhiều bạn bè khác cùng tham gia. Trước khi đi hiến máu, anh Tưởng còn quán triệt đến nhiều người bạn của mình là tuyệt đối không được uống rượu bia và các chất kích thích khác kẻo ảnh hưởng đến việc cho máu.

Từ ngôi làng Dơng (xã Hà Bầu) xa xôi, anh Y Cường cũng đã lặn lội hàng chục km để đến trung tâm huyện hiến máu. Anh cho biết, trước ngày hiến máu diễn ra vài hôm đã thấy trong lòng háo hức lắm rồi. Thế nên phải dậy từ rất sớm để được hiến máu. Ở các buôn làng mình, dẫu là còn nghèo thật nhưng nghe bảo hiến máu là để góp phần cứu người là hưởng ứng ngay thôi. Ngày đi hiến máu cũng vui như ngày hội làng vậy.

Không chỉ nhiệt tình hiến máu mà cộng đồng dân tộc ở xã Hà Bầu cũng sống đoàn kết, đùm bọc, sẻ chia nhau mọi khó khăn trong cuộc sống. Khi một người trong làng ngã bệnh là cả hàng chục gia đình xung quanh đều lo lắng quan tâm. Khi bệnh tật mới thấy rất cần sự sẻ chia. Thế nên chúng tôi ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của những giọt máu mà mình tình nguyện cho đi-Y Cường bộc bạch.

Những suy nghĩ và nghĩa cử cao đẹp của người dân huyện Đăk Đoa thật đáng trân trọng. Nếu như địa phương nào cũng có tinh thần hiến máu cao như vậy thì có lẽ ngân hàng máu ở nhiều nơi sẽ không rơi vào tình trạng cạn kiệt và nhiều người bệnh sẽ được cứu chữa kịp thời. Theo chia sẻ của các cán bộ Hội Chữ thập đỏ huyện Đak Đoa thì, đợt phát động nào kết quả cũng vượt xa so với chỉ tiêu ban đầu đề ra, đây là điều rất đáng mừng.

VĂN ĐÔNG

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.