Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

WinMart thúc đẩy tiêu thụ nông sản vùng núi, trung du Đông Bắc Bộ

Thành An - 18:10, 28/05/2022

Cuối tháng 5/2022, chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart+ đã đồng hành cùng bà con nông dân tỉnh Bắc Giang, Bắc Kạn nhằm xúc tiến tiêu thụ nông sản chủ lực của hai địa phương này, tại hệ thống hơn 3.000 siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc. Trong đó, điển hình là các sản phẩm vải thiều Bắc Giang và bí xanh Bắc Kạn.


Đại diện WinCommerce làm việc với bà con tại vườn bí xanh Bắc Kạn
Đại diện WinCommerce làm việc với bà con tại vườn bí xanh Bắc Kạn

Tỉnh Bắc Giang là địa phương nổi tiếng cung cấp nhiều loại nông sản, đặc sản chất lượng cao, mang nhãn hiệu địa phương như cam canh, bưởi, chè, gà đồi, và đặc biệt là vải thiều được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Ngay từ khi vụ vải thiều Bắc Giang chuẩn bị bước vào thu hoạch, WinCommerce (Đơn vị chủ quản chuỗi bán lẻ WinMart/WiMart+) đã làm việc với các hợp tác xã, hộ nông dân để thu mua hàng trăm tấn và đưa vào tiêu thụ tại các điểm bán trên toàn quốc. Tại Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Bắc Giang ngày 25/05/2022, đại diện WinCommerce cho biết, từ đầu tháng 6, vải thiều Bắc Giang sẽ được hệ thống WinMart/WinMart+ đưa đến tay người tiêu dùng cả nước với chất lượng tươi ngon, giá cả hợp lý.

Bên cạnh đó, WinCommerce cũng đã và đang kết nối với Bắc Kạn, một tỉnh thuộc vùng núi phía Đông Bắc Bộ, nổi tiếng với các mặt hàng nông sản đặc trưng như chè, miến dong, tinh bột nghệ, và đặc biệt là các loại bí xanh thơm, bí phấn thơm với sản lượng tiêu thụ trung bình từ 20-30 tấn/tháng tại hệ thống WinMart/WinMart+. Không chỉ thu mua, WinCommerce cũng đồng hành cùng các hợp tác xã, cơ sở sản xuất tại Bắc Kạn trong các khâu trồng trọt, kiểm định chất lượng nông sản, từ đó sản phẩm và thương hiệu địa phương có nhiều tiềm năng tiến xa hơn trong thị trường tiêu thụ nội địa.

Lễ cắt băng khởi hành đoàn xe vận chuyển vải thiều Bắc Giang năm 2022
Lễ cắt băng khởi hành đoàn xe vận chuyển vải thiều Bắc Giang năm 2022

Hiện nay, cả nước đang bước vào quá trình khôi phục và phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội hậu đại dịch Covid-19, tạo điều kiện cho thị trường bán lẻ sôi động trở lại với sức mua ngày càng tăng cao. Đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức kích cầu mua sắm, xúc tiến tiêu thụ nông sản nội địa chất lượng.

“Việc chú trọng vào thị trường nội địa được coi là một chiến lược phát triển dài hạn cho các doanh nghiệp cung ứng nông sản. Là một doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam có độ phủ lớn, chúng tôi mong muốn có thể kết nối, tạo đầu ra bền vững cho nguồn nông sản, cũng như hàng Việt chất lượng cao của các địa phương, nhà sản xuất trên cả nước.

Dựa trên sự yêu thích của khách hàng đối với các nông sản của Bắc Giang, Bắc Kạn, chúng tôi tin tưởng sẽ tiêu thụ được số lượng sản phẩm lớn, đặc biệt khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt cùng sự phát triển của hệ sinh thái mua sắm đa kênh.” - Bà Phạm Huyền Trang, Trưởng phòng Mua hàng Cấp cao, Đại diện WinCommerce cho biết.

Xe vận chuyển vải thiều vào hệ thống WinMart/WinMart+
Xe vận chuyển vải thiều vào hệ thống WinMart/WinMart+

Bên cạnh đó, WinCommerce đã và đang tiếp tục tích cực hợp tác với nhiều địa phương trên cả nước để xúc tiến tiêu thụ nông sản. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng thực hiện nhiều chương trình kích cầu mua sắm, bán hàng giá tốt, đảm bảo tỷ lệ hàng nội địa trong hệ thống luôn đạt trên 90%.

Ngoài mua trực tiếp vải thiều Bắc Giang, bí xanh Bắc Kạn và các mặt hàng nông sản, đặc sản khác tại hệ thống hơn 3.000 siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart+, người tiêu dùng có thể đặt hàng trực tuyến từ WinMart trên ứng dụng VinID, website WinMart.vn, sàn thương mại điện tử Lazada và số điện thoại đi chợ hộ của hệ thống siêu thị, cửa hàng trên toàn quốc.

Tham khảo thông tin tại Website: https://winmart.vn/

 Fanpage: https://www.facebook.com/sieuthiwinmart

Liên hệ dịch vụ Đi Chợ Hộ của WinMart/WinMart+ theo số: (024) 7106 6866

Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã nỗ lực lao động sản xuất, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế của địa phương, liên kết tạo nên các sản phẩm OCOP có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập.