Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Xã đảo An Thạnh Nam đang tạo bứt phá về phát triển kinh tế

PV - 10:38, 03/12/2018

Xã đảo An Thạnh Nam, là địa phương nằm vị trí cuối của huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Toàn xã hiện có 8.000 hộ dân, trong đó trên 20% là đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Ngoài 3.800ha đất nông nghiệp, xã đảo An Thạnh Nam còn có trên 440ha nuôi thủy sản, 1600ha đất rừng ngập mặn. Những năm gần đây, giá tôm sú, tôm thẻ tương đối ổn định nên đời sống người dân khấm khá theo. Nhờ đó, hộ nghèo hiện nay chỉ còn xấp xỉ 10%.

Nông dân xã đảo An Thạnh Nam thu hoạch khoai môn. Nông dân xã đảo An Thạnh Nam thu hoạch khoai môn.

Bà Thạch Thuy Thuôn, ngụ ấp Vàm Hồ A vui vẻ kể: “Nhờ Nhà nước cho vay trên 300 triệu đồng nên tui duy trì việc nuôi tôm thẻ rất ổn định. Mấy năm gần đây, cán bộ khuyến nông cũng thường xuyên đến hướng dẫn kỹ thuật, giúp phát hiện sớm các loại bệnh nguy hiểm trên tôm nên gia đình duy trì được thu nhập, rất yên tâm làm ăn”.

Bên cạnh việc nuôi trồng thủy sản, người dân xã đảo còn sống nhờ vào cây mía. Song gần đây, giá mía xuống thấp nên chính quyền đã vận động bà con chuyển đất trồng mía sang trồng khoai môn. Hiện nay, xã đang có 380ha trồng khoai môn. Với giá bán từ 14.000 đến 16.000 đồng/ký, mỗi công khoai môn sẽ giúp người trồng có lãi từ 25 đến 30 triệu/công. Kết quả không lớn, nhưng là hướng phát triển kinh tế có ý nghĩa trên vùng đất ngập mặn An Thạnh Nam này.

Không chỉ phát triển mô hình nuôi tôm, trồng khoai môn, nhiều hộ dân còn mạnh dạn thử nghiệm các mô hình phát triển kinh tế mới. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Văn Kiệt, ấp Vàm Hồ, người đầu tiên trên xã đảo, thành công với mô hình nuôi cá bông lau trong ao mang lại kết quả rất bất ngờ.

Ông Nguyễn Văn Kiệt, ấp Vàm Hồ thu hoạch cá bông lau. Ông Nguyễn Văn Kiệt, ấp Vàm Hồ thu hoạch cá bông lau.

Từ năm 2011, trên diện tích 8.000m2 đất, ông Kiệt bắt đầu thả nuôi 12.000 con cá giống bông lau. Ngay vụ đầu tiên, sau khi trừ hết chi phí, ông đã lãi được 800 triệu đồng từ tiền bán cá giống và cá thịt. Năm nay, ông Kiệt dự kiến thu hoạch vào tháng 11/2018 và ước đạt 12 tấn, với giá thương lái thu mua đặt cọc là 135.000 đồng/ký, nếu không gì thay đổi lần đầu tiên, thu nhập của gia đình ông sẽ vượt qua con số lãi 1 tỷ đồng.

Không chỉ có mô hình của ông Kiệt, mà đã có rất nhiều mô hình khác như: mô hình nuôi cá kèo, nuôi vọp, kinh doanh du lịch sinh thái rừng ngập mặn… đã và đang mở ra những hướng đi mới về phát triển kinh tế cho xã đảo An Thạnh Nam. Đặc biệt, trong tương lai gần, khi Nhà nước đầu tư xong cầu Đại Ngãi nối liền 2 tỉnh Sóc Trăng-Trà Vinh; mở mới bến phà An Thạnh Nam-Trần Đề (Sóc Trăng); An Thạnh Nam-Duyên Hải (Trà Vinh) thì xã An Thạnh Nam còn có cơ hội phát triển vì phá được thế độc đạo cù lao sông nước.

TRẦN TRẤN GIANG

Tin cùng chuyên mục
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.