Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Xây dựng công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh: Không nhanh chân sẽ đánh mất cơ hội

PV - 17:30, 06/05/2019

Theo các chuyên gia, tỉnh Quảng Ngãi có tiềm năng để xây dựng công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn-Sa Huỳnh. Tuy nhiên, để hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO vào cuối năm 2019, tỉnh cần phải khẩn trương thực hiện nhiều phần việc, bởi nếu chậm trễ sẽ đánh mất cơ hội để phát triển.

Nếu được UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu, các vách đá ở Lý Sơn là một quần thể “kiến trúc địa chất” độc đáo cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Nếu được UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu, các vách đá ở Lý Sơn là một quần thể “kiến trúc địa chất” độc đáo cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Cơ hội trở thành công viên địa chất toàn cầu

Ban Quản lý Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh cho biết, trong thời gian tới, Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh sẽ được hoàn thiện hồ sơ, trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.

Tại Hội nghị triển khai kế hoạch xây dựng Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh năm 2019, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi ông Nguyễn Minh Trí cho biết: Từ tháng 1/2018 đến nay, Viện Khoa học Địa chất và khoáng sản đã phối hợp với Ban Quản lý Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh tiến hành nhiều đợt khảo sát, đánh giá về khoáng sản, địa mạo cảnh quan, địa văn hóa tại 9 huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi, với sự hỗ trợ từ các chuyên gia quốc tế. Dự kiến hoàn thiện và nộp hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất Lý Sơn -Sa Huỳnh là Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 11/2019.

Trong thời gian tới, Ban Quản lý Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh sẽ hoàn chỉnh định tuyến du lịch, thiết kế nội dung, giới thiệu các điểm di sản, điểm dừng chân, triển khai các hoạt động truyền thông đến người dân, cán bộ, học sinh trường học…

Qua khảo sát 110 vị trí di sản nhằm định tuyến du lịch cho khu vực Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã xác định 81 vị trí di sản có nhiều giá trị địa mạo độc đáo, tạo nên cảnh quan kỳ thú cho thưởng ngoạn.

Cụ thể, chia thành 4 cụm: Cụm di sản đảo Lý Sơn có nhiều thắng cảnh đẹp, là bảo tàng tự nhiên về núi lửa, về san hô và điều kiện cổ môi trường; Cụm di sản ven biển phía Bắc Quảng Ngãi gồm bãi biển đẹp, các vách bazan dạng cột, các bậc thềm mài mòn và ngấn nước biển; Cụm di sản phía Nam Quảng Ngãi có di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, đầm nước ngọt, nước mặn; Và cụm di sản khu vực Trà Bồng với thác nước, núi, đèo hùng vĩ.

Sớm loại bỏ những rào cản

Với những giá trị di sản cả về địa chất lẫn văn hóa, khảo cổ học, Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh có đầy đủ tiềm năng để trở thành Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO. Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện hồ sơ còn một số rào cản cần phải sớm giải quyết nếu không sẽ mất cơ hội. Trong lúc Quảng Ngãi gấp rút lập hồ sơ để trình UNESCO tháng 11 tới, nhiều chuyên gia đề xuất sớm loại bỏ khu công nghiệp, khu kinh tế ra ngoài tránh gây tổn hại lâu dài cho Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh.

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng, chuyên gia Viện Khoa học và Công nghệ quốc gia (Nhật Bản) cho hay, việc đưa khu kinh tế, khu công nghiệp vào Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh nguy cơ phá hỏng môi trường, cảnh quan thiên nhiên. Ông Hoàng cho rằng, nếu quyết đưa các khu kinh tế, khu công nghiệp vào Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh thì liệu có ai dám cam đoan với UNESCO giữ nguyên hiện trạng; các dự án không xảy ra sự cố môi trường trong tương lai? Trong khi đó, giá trị cốt lõi của Công viên toàn cầu trọng tâm thực hiện sứ mệnh bảo tồn và phát triển bền vững. Việc lập hồ sơ công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh trình UNESCO không thể “cố đấm ăn xôi” mà phải hết sức thận trọng.

Ông Đặng Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng: Chúng ta phải nhận thức rõ việc xây dựng Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh không chỉ để có danh hiệu, mà đây là mô hình phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững. Phải tuyên truyền cho cộng đồng dân cư trong vùng Dự án thấy họ được hưởng lợi những gì từ việc xây dựng Công viên địa chất.

Thời gian còn lại không nhiều, do đó Ban Quản lý dự án Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh phải sớm tham mưu cho UBND tỉnh về đề án nhân sự; khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO. Các hoạt động khác như: Truyền thông, triển khai các tour, tuyến du lịch, xây dựng quan hệ đối tác... phải triển khai thực hiện đồng bộ. Chính quyền các địa phương trong vùng dự án phải tích cực phối hợp với Ban Quản lý Dự án Công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh tập trung triển khai ngay công tác tuyên truyền cho cộng đồng, xử lý rác thải tại các điểm di sản.

Còn theo Th.s Cung Đức Hân, Ủy ban UNESCO Việt Nam: Thời gian còn lại không nhiều, các cơ quan chuyên môn của tỉnh cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới có thể đáp ứng được yêu cầu của hội đồng thẩm định.

“Theo tôi, Quảng Ngãi còn nhiều việc phải làm, trong đó cần tập trung xây dựng cơ chế chính sách, đầu tư về tài chính, nhân lực để hoàn thiện đồng bộ hồ sơ khoa học và trên thực địa”, ông Hân chia sẻ thêm.

ĐẠT THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều tiêu chí, chỉ tiêu tăng cao hơn so với trước đây, nên các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2015 - 2020 khó đảm bảo khi xét theo các tiêu chí, chỉ tiêu mới. Hiện các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, hạn chế trong thực hiện các tiêu chí để xây dựng NTM theo hướng bền vững.