Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm

PV - 16:38, 02/04/2018

Nhằm hướng đến việc xây dựng môi trường giáo dục mầm non mang tính “mở”, kích thích sự chú ý, tư duy và cảm xúc của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia các hoạt động và trải nghiệm… Phòng Giáo dục và Đào tạo Minh Hóa (Quảng Bình) đã phát động cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm”.

Chúng tôi đến thăm Trường Mầm non số 2 Trung Hóa, một không gian rộng, thoáng mát và đầy màu sắc. Giờ học của các cháu được cuốn theo những câu chuyện cổ tích của các cô giáo. Hưởng ứng cuộc thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm và áp dụng vào thực tiễn dạy và học, các cô giáo mầm non nơi đây đã có những cách làm sáng tạo để xây dựng môi trường vật chất, vừa giúp trường xanh sạch đẹp vừa tạo ra sự thích thú cho trẻ mỗi ngày đến trường.

Trẻ được khám phá một góc chợ quê tại Trường Mầm non số 2 Trung Hóa. Trẻ được khám phá một góc chợ quê tại Trường Mầm non số 2 Trung Hóa.

 

Cô giáo Nguyễn Thị Hường, Hiệu trưởng Trường Mầm non số 2 Trung Hóa cho biết: Nhà trường đã cố gắng đầu tư để có được khuôn viên xanh sạch đẹp cho các em có những giờ lên lớp bổ ích. Các cô giáo đã không có ngày nghỉ để đi sưu tầm những vật phẩm của địa phương, xuống khe suối tìm những viên đá cuội về để tạo hình, biến nó thành những vật dụng gần gũi, tạo ra những góc sân chơi thú vị, mỗi góc chơi là một câu chuyện cổ tích, một câu chuyện lịch sử để giáo dục các em.

Bên cạnh đó, nhiều trường trên địa bàn đã đầu tư phát triển môi trường dạy học đa dạng, trong đó phải kể đến môi trường ngoài lớp học như: bộ đồ chơi cát nước, khu vui chơi sỏi đá tạo hình bản đồ nước Việt Nam, tạo hình biển đảo quê hương… từ đó phát triển những tư duy sáng tạo và phát triển vận động cho trẻ.

Ông Trần Minh Triết, Phó trưởng Phòng Giáo dục huyện Minh Hóa cho biết: Thông qua việc phát động Hội thi, thực sự là dịp giúp giáo viên nâng cao kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp, xây dựng môi trường lớp học đẹp... để duy trì sĩ số đạt hiệu quả.

THÙY LINH

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.