Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Xây dựng nhà văn hóa tại vùng cao núi đá Hà Giang: “Một mặt bằng bằng năm căn nhà”

PV - 09:55, 18/06/2018

Thiếu mặt bằng để xây dựng nhà văn hóa thôn, bản là một thực trạng chưa có giải pháp tháo gỡ ở một số địa phương thuộc tỉnh Hà Giang.

Người dân vùng cao ví von “một mặt bằng bằng năm căn nhà” để nói lên mức độ tốn kém kinh phí khi san ủi được một mặt bằng đủ rộng để làm nhà văn hóa theo tiêu chí nông thôn mới (NTM).

Khan hiếm mặt bằng

Khi đề cập tới vấn đề xây dựng nhà văn hóa thôn, ông Vừ Mí Vừ, Bí thư Chi bộ thôn Lao Xa, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn chia sẻ, theo tiêu chí xây dựng NTM, nhà văn hóa thôn phải có diện tích từ 200m2 trở lên và 80 chỗ ngồi. Nếu áp tiêu chí này vào địa bàn thôn Lao Xa, thì thôn chúng tôi không thể thực hiện được. Lý do địa bàn của thôn phần lớn là núi đá tai mèo, mặt bằng không có. Muốn tạo mặt bằng phải dùng mìn phá đá rồi chở đất từ nơi khác về đổ lên, như vậy rất tốn kém kinh phí, mà móng nền chưa chắc đã đảm bảo độ vững chắc.

Vùng Cao nguyên đá Đồng Văn địa hình đồi núi dốc nên việc tìm kiếm mặt bằng xây dựng nhà văn hóa thôn, bản rất khó khăn. Vùng Cao nguyên đá Đồng Văn địa hình đồi núi dốc nên việc tìm kiếm mặt bằng xây dựng nhà văn hóa thôn, bản rất khó khăn.

 

Sau nhiều đợt khảo sát, một khu đất trồng ngô tại vị trí đầu thôn Lao Xa đã được “chấm” để bố trí xây dựng nhà văn hóa. Tuy nhiên, khi cán bộ xã vào tiến hành đo đạc thì mặt bằng này vẫn hụt khoảng 6m chiều dài, 3m chiều rộng. Vậy là kế hoạch xây nhà văn hóa mãi vẫn đang là “dự án treo” để chờ xin ý kiến chỉ đạo cấp trên.

“Đồng cảnh” như thôn Lao Xa, trước đó, bà con thôn Mo Pải Phìn cũng vất vả trong hành trình tìm kiếm mặt bằng xây dựng nhà văn hóa thôn. Tuy nhiên, sau nhiều đợt khảo sát, người dân Mo Pải Phìn cũng “cố chấm” được một vạt đất nhỏ trong khuôn viên điểm trường lẻ để xây dựng nhà văn hóa.

Ông Vừ Chống Cáy, Trưởng thôn Mo Pải Phìn cho biết: Cấp trên rót kinh phí 500 triệu đồng, 92 hộ đồng bào Mông của thôn Mo Pải Phìn đã hăng hái tham gia đóng góp ngày công cùng nhà thầu xây dựng công trình. Sau 4 tháng thi công, nhà văn hóa thôn đã hoàn thiện với diện tích 35m2.

“Nhà văn hóa thôn Mo Pải Phìn đã có, tuy nhiên chưa có các công trình phụ trợ như nhà vệ sinh, khu vực sân chơi thể dục thể thao, chỉ có một sân nhỏ chung với điểm trường lẻ của thôn”, ông Cáy thông tin thêm.

Như vậy, chiếu theo tiêu chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, diện tích nhà văn hóa thôn khu vực miền núi phải đạt 200m2 trở lên, công năng 80 chỗ ngồi, thì công trình nhà văn hóa Mo Pải Phìn vẫn chưa đạt tiêu chuẩn đề ra với lý do “khan hiếm mặt bằng”.

Cần điều chỉnh phù hợp với thực tiễn

Theo báo cáo của Phòng Quản lý Văn hóa (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang), trên địa bàn 4 huyện vùng cao núi đá của tỉnh vẫn còn 471/813 thôn, bản chưa có nhà văn hóa, chiếm tỷ lệ 57%, trong đó huyện Đồng Văn có 126/225 thôn chưa có nhà văn hóa (tỷ lệ 56%); huyện Quản Bạ 22/107 thôn (tỷ lệ 79%); Yên Minh 209/282 thôn (tỷ lệ 74%), huyện Mèo Vạc còn 114/199 thôn (tỷ lệ 57%).

Nhà văn hóa thôn Mo Pải Phìn, xã Sủng Là được xây dựng khang trang, tuy nhiên, do thiếu mặt bằng nên diện tích nhà chưa đạt như tiêu chuẩn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề ra. Nhà văn hóa thôn Mo Pải Phìn, xã Sủng Là được xây dựng khang trang, tuy nhiên, do thiếu mặt bằng nên diện tích nhà chưa đạt như tiêu chuẩn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề ra.

 

Bà Quách Thúy Hà, Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang) cho biết, đối với địa bàn 4 huyện vùng cao núi đá của tỉnh Hà Giang, khó khăn nhất là không tìm được mặt bằng để xây dựng nhà văn hóa thôn, bản. Do đặc thù các thôn vùng cao thiếu quỹ đất nên diện tích các nhà họp thôn được xây dựng từ nhiều năm trước đều rất hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Hơn nữa, việc đầu tư xây dựng nhà văn hóa cần nguồn lực lớn, trong khi điều kiện ngân sách của địa phương rất hạn chế, khả năng huy động sức dân đóng góp về kinh phí là không thể thực hiện được. Do đó, số nhà văn hóa được xây kiên cố đạt thấp, chủ yếu là nhà tạm xuống cấp. Điều này, ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa trong xây dựng NTM trên địa bàn các huyện vùng Cao nguyên đá ở Hà Giang.

Trăn trở về vấn đề này, ông Lương Đình Nhất, nguyên Trưởng Phòng Văn hóa huyện Đồng Văn chia sẻ, mặc dù quan tâm đến tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, nhưng do nguồn lực có hạn nên mỗi năm, huyện Đồng Văn chỉ xây thêm được vài nhà văn hóa trên địa bàn các thôn trong huyện. Công trình nhà văn hóa thôn khó thiết kế đúng quy cách do vị trí mặt bằng hẹp. Nhiều thôn xây được nhà văn hóa nhưng không có sân thể thao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển phong trào thể dục-thể thao quần chúng tại địa phương.

Để các huyện vùng cao núi đá Hà Giang hoàn thành tiêu chí về thiết chế nhà văn hóa, đòi hỏi các ngành, các cấp phải có định hướng cụ thể hơn và điều chỉnh lại tiêu chí cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Theo tiêu chí xây dựng NTM, nhà văn hóa thôn phải có diện tích từ 200m2 trở lên và 80 chỗ ngồi. Nếu áp tiêu chí này vào địa bàn thôn Lao Xa, thì thôn chúng tôi không thể thực hiện được. Lý do địa bàn của thôn phần lớn là núi đá tai mèo, mặt bằng không có. Muốn tạo mặt bằng phải dùng mìn phá đá rồi chở đất từ nơi khác về đổ lên, như vậy rất tốn kém kinh phí, mà móng nền chưa chắc đã đảm bảo độ vững chắc”. Ông Vừ Mí Vừ, Bí thư Chi bộ thôn Lao Xa, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn

NGỌC ÁNH

Tin cùng chuyên mục
Trống bỏi - Món đồ chơi Trung thu đang đi vào quá vãng...

Trống bỏi - Món đồ chơi Trung thu đang đi vào quá vãng...

Trống bỏi từng là món đồ chơi Trung thu không thể thiếu trong ký ức của biết bao trẻ em miền Bắc… Thế nhưng, ngày hôm nay trên chính “quê hương” của món đồ chơi giản dị ấy, tại làng nghề Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực (tỉnh Nam Định) chỉ duy nhất ông Nguyễn Đức Hưởng còn tiếp nối và duy trì nghề làm trống.