Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục dân tộc

Xây dựng xã hội học tập vùng đồng bào DTTS

PV - 15:14, 26/07/2022

Nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trên các lĩnh vực giữa khu vực đồng bằng, thành thị với vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS, một trong những giải pháp đang được các xã miền núi, vùng đồng DTTS tỉnh Vĩnh Phúc triển khai là quan tâm đầu tư phát triển giáo dục, chú trọng công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Lớp học chữ viết của các em học sinh thôn Lưu Quang, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo sôi động vào những ngày cuối tuần. (Ảnh: Kim Ly)
Lớp học chữ viết của các em học sinh thôn Lưu Quang, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo sôi động vào những ngày cuối tuần. (Ảnh: Kim Ly)

Kết thúc năm học 2021 - 2022, UBND xã Đạo Trù (Tam Đảo) phối hợp với Hội Khuyến học xã tổ chức trao thưởng cho học sinh có thành tích cao trong học tập.

Em Đinh Công Sơn, người dân tộc Sán Dìu, học sinh Trường THCS Đạo Trù vui mừng chia sẻ: "Năm học vừa qua, em đạt giải Nhất tại kỳ thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8, giải Nhì thi học sinh giỏi vượt cấp môn Lịch sử lớp 9 cấp huyện. Em rất vui khi được nhận phần thưởng bởi đây là động lực để em cố gắng học tập, đạt thành tích cao hơn nữa".

Là địa bàn có hơn 80% đồng bào dân tộc Sán Dìu, để tạo nền tảng cho sự phát triển, Đạo Trù chú trọng đến công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Hằng năm, Đảng ủy, chính quyền xã đều đầu tư kinh phí xây dựng, tu sửa và mua sắm bổ sung cơ sở vật chất cho các trường học, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu học tập của con em địa phương.

Chính quyền và các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động xây dựng quỹ khuyến học và duy trì công tác tuyên dương, khen thưởng học sinh, sinh viên, giáo viên có thành tích cao trong dạy và học nhằm tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục.

Các ban, ngành, đoàn thể vận động hội viên và Nhân dân tích cực xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, góp phần lan tỏa sâu rộng phong trào học tập suốt đời trong cộng đồng, từ đó, tạo nguồn lực lao động có kiến thức, kỹ năng phục vụ công cuộc xây dựng quê hương…

Với địa hình miền núi, có hơn 20% dân số là đồng bào Cao Lan, còn nhiều khó khăn về đời sống, vì vậy, xã Quang Yên (Sông Lô) tích cực đẩy mạnh công tác khuyến học khuyến tài xây dựng xã hội học tập.

Đến nay, Quang Yên có hơn 1.700 hội viên khuyến học, chiếm 18% dân số toàn xã, hơn 1.250 gia đình tham gia đóng góp quỹ khuyến học, đạt 73%; chất lượng giáo dục đứng tốp 5 của huyện; hơn 90% gia đình có kết nối Internet phục vụ việc học tập...

Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Quang Yên Vi Đình Quang cho biết: Xã Quang Yên được đầu tư kinh phí hơn 40 tỷ đồng để xây mới trường tiểu học và sửa chữa nâng cấp, mở rộng trường THCS, trường mầm non, phục vụ tốt nhu cầu học tập của con em địa phương.

Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập, Hội Khuyến học và Người có uy tín đã phát huy tinh thần nhiệt huyết, ý thức trách nhiệm đến từng hộ dân, nhất là các thôn vùng sâu để tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của phong trào khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; vận động cán bộ, đảng viên, Nhân dân xây dựng tủ sách gia đình, kết nối mạng Internet để phục vụ cho việc học tập suốt đời.

Tăng cường phối hợp với các ngành tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ thuật nghề tại trung tâm học tập cộng đồng, để Nhân dân tham gia; tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng quỹ khuyến học để tổ chức các hoạt động khuyến học khuyến tài…

Ông Hoàng Giang Lâm, người Cao Lan, thôn Xóm Mới, xã Quang Yên cho biết: "Gia đình tôi luôn ý thức về việc không ngừng học tập, nâng cao kiến thức để đáp ứng nhu cầu công việc. Tôi đã đi đến nhiều vùng DTTS của các tỉnh, thành phố để giao lưu, tìm hiểu các làn điệu dân ca và nỗ lực bảo tồn làn điệu Sình ca của người Cao Lan. Con, cháu tôi cũng nỗ lực học tập để lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống".

Xây dựng xã hội học tập có ý nghĩa quan trọng, nhằm hướng tới một xã hội tiến bộ và phát triển bền vững. Việc xây dựng thành công xã hội học tập ở các khu vực miền núi, đồng bào DTTS sẽ tạo điều kiện, cơ hội để người dân tiếp cận với hệ thống giáo dục đa dạng. Từ đó, xây dựng đội ngũ lao động có kiến thức, tri thức, tạo nền tảng phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch với các khu vực phát triển.

Trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp, ngành, các xã miền núi, vùng đồng bào DTTS đã và đang đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập. Trong đó, tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách của Nhà nước về công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Quan tâm đầu tư cho các nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; coi trọng và phát huy hiệu quả giáo dục ở các trung tâm học tập cộng đồng; lan tỏa và hình thành "văn hóa học tập” trong đồng bào DTTS…

Tuy nhiên, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, để xây dựng thành công xã hội học tập tại các vùng miền núi, đồng bào DTTS, cần tiếp tục có sự quyết tâm hơn nữa của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân.

Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.