Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xóa điểm nóng về phá rừng

PV - 15:46, 23/02/2018

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa, năm 2017, các vụ phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể. Nếu như năm 2016, toàn tỉnh phát hiện, lập biên bản, xử lý 446 vụ việc vi phạm, thì năm 2017, lực lượng kiểm lâm tỉnh đã phát hiện, xử lý 283 vụ vi phạm, giảm 163 vụ so với năm trước.

Qua xử lý, đã tiến hành tịch thu 55,44m3 gỗ tròn, 503,54m3 gỗ xẻ hộp các loại; phương tiện tịch thu gồm 10 ô tô, 3 xe máy; thu nộp ngân sách hơn 5,68 tỷ đồng.

Đặc biệt, nhờ đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ rừng, những điểm nóng về khai thác rừng trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh như: Khánh Thượng, Khánh Phú, Sơn Thái, tuyến đường đèo Khánh Lê-Lâm Đồng đã được kiểm soát chặt. Một số điểm nóng về phá rừng tại huyện Ninh Hòa, Vạn Ninh… cũng đã cơ bản được xử lý.

Các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng. Các lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng.

 

Ông Trần Ngọc Dục, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Ninh Hòa cho hay: Tại Ninh Hòa, lâu nay vẫn tồn tại tình trạng người dân đưa phương tiện vào khu vực hồ thủy điện Ea Krong Rou để vận chuyển lâm sản trái phép, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số ở Buôn Sim, Buôn Lác (xã Ninh Tây).

Sau một thời gian triển khai quyết liệt việc ngăn chặn, đến nay, tình trạng này đã giảm. Hạt tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, xử lý, không để xảy ra điểm nóng tại khu vực này.

Tương tự, ông Đỗ Lam Điền, Phó Hạt trưởng phụ trách Hạt Kiểm lâm Vạn Ninh cho biết: Sau cơn bão số 12, do nhu cầu về gỗ để làm lại lồng bè nuôi trồng thủy sản rất lớn nên trên địa bàn huyện Vạn Ninh, nhất khu vực xã Vạn Bình xuất hiện cơn sốt khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép bán cho các bè tôm.

Hạt Kiểm lâm Vạn Ninh đã phối hợp với lực lượng kiểm lâm cơ động tỉnh, chủ rừng, chính quyền địa phương tiến hành chốt chặn, tuần tra, xử lý các vụ vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn. Đến nay, không còn tình trạng người dân ồ ạt vào rừng khai thác lâm sản.

Tuy công tác quản lý, bảo vệ rừng đã có những chuyển biến tích cực, nhưng theo lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm, vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn trong nhiệm vụ bảo vệ rừng.

Nguyên nhân, do nhận thức về bảo vệ rừng của một bộ phận người dân sống gần rừng còn thấp; tình trạng vi phạm còn diễn ra dưới nhiều hình thức như: người dân vào rừng chặt cây, lấy gỗ, củi, đốt than, săn bắt động vật hoang dã; hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng tại cơ sở chưa cao; tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng để sản xuất vẫn xảy ra nhưng chậm phát hiện xử lý…

Năm 2018, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiếp tục phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; vận động các hộ sinh sống gần rừng tham gia bảo vệ rừng, ngăn chặn phá rừng. Đồng thời, chỉ đạo các hạt kiểm lâm hướng dẫn chủ rừng xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ; tập trung thực hiện tốt công tác phát triển rừng…

Trong công tác chống phá rừng, duy trì lực lượng kiểm tra, chốt chặn tuyến Khánh Lê-Lâm Đồng đoạn đi qua địa bàn huyện Khánh Vĩnh; khu vực Khánh Phú, Khánh Thượng (Khánh Vĩnh); Dốc Mỏ-Suối Hương (Vạn Ninh); khu vực Ea Krongrou (Ninh Hòa); đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở chế biến, mua bán, kinh doanh gỗ và các loại lâm sản; xử lý nghiêm các cơ sở không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật.

“Đơn vị cũng sẽ triển khai phương án rà soát, chuyển đổi đất, rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất gắn với điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng. Ngoài ra, tập trung chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật đối với cán bộ kiểm lâm, tiến hành việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ kiểm lâm, nhằm hạn chế hiện tượng tiêu cực; nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ kiểm lâm trong thực thi nhiệm vụ…”, ông Nguyễn Khương, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa nhấn mạnh thêm.

ĐẠT THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), diễn ra tối 22/11. Tham dự Lễ kỷ niệm có Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Tài; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr và lãnh đạo các bộ ngành, các tỉnh bạn, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.