Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 2 tăng gần 22%

Cát Tường (t/h) - 09:15, 02/03/2022

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, trong tháng 2/2022, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 3,3 tỷ USD, tăng 21,8% so với tháng 2/2021.


Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 2 tăng gần 22%
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 2 tăng gần 22%

Theo Bộ NN&PTNT, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản trong 2 tháng đầu năm ước đạt gần 14,2 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, lũy kế 2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt khoảng 8 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2021. Tính riêng trong tháng 2/2022, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản ước đạt gần 3,3 tỷ USD, tăng 21,8% so với tháng 2/2021.

Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 3,2 tỷ USD, tăng 10,2%; thủy sản đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 47,2%; lâm sản chính đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 17%...

Thống kê cũng cho thấy có tới 10 sản phẩm và nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm: Cà phêcao su, gạo, hồ tiêu, sữa và sản phẩm sữa, thịt và phụ phẩm thịt, cá tra, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ, mây tre và cói…

Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt trên 2,3 tỷ USD (chiếm 28,2% thị phần). Trong đó, kim ngạch nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 69,9% tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tại thị trường này.

Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc, đạt gần 1,3 tỷ USD (chiếm 16,2% thị phần) với kim ngạch xuất khẩu nhóm cao su chiếm tới 33,3% tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu. Bộ NN&PTNT đánh giá, đây là sự thay đổi về thứ hạng mặt hàng nông sản Việt xuất khẩu sang Trung Quốc, bởi từ nhiều năm nay rau quả luôn là mặt hàng chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất tại thị trường này.

Đứng thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt gần 586 triệu USD; thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với khoảng 376 triệu USD.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất sang Việt Nam với 607 triệu USD, chiếm 9,7% thị phần (trong đó mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 29,1% giá trị).

Bộ NN&PTNT cho biết, nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản ở một số địa phương (Quảng Ngãi, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Đắk Nông), Bộ đã có văn bản về việc triển khai các giải pháp tăng cường tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước. Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước Peru, Australia, Brazil, Nga, Czech…/.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.