Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Yên Bái: Đã có 206 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP

Công Minh - 06:38, 31/10/2023

Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, toàn tỉnh Yên Bái đã có 206 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt tiêu chuẩn từ 3-4 sao trở lên.

Lãnh đạo tỉnh Yên Bái giới thiệu sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn.
Lãnh đạo tỉnh Yên Bái giới thiệu sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn.

Là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, Yên Bái được thiên nhiên ưu đãi với nhiều vùng khí hậu phù hợp với các loại cây trồng, vật nuôi đã góp phần đưa các sản phẩm nông sản của Yên Bái trở thành thế mạnh của địa phương. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được triển khai trên địa bàn tỉnh Yên Bái được đánh giá là một trong những chương trình quan trọng nhằm nâng tầm nông sản, đặc sản địa phương. 

Sau hơn 4 năm triển khai (từ năm 2008), đến nay, toàn tỉnh đã có 206 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 - 4 sao. Các sản phẩm thuộc 4 nhóm ngành chính, gồm: thực phẩm; thủ công mỹ nghệ, trang trí; thảo dược và sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn. Phần lớn các sản phẩm này đều có mẫu mã, chất lượng tốt, thường xuyên được đổi mới, nâng cấp nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các thị trường khó tính.

Các sản phẩm OCOP tiêu biểu của Yên Bái có thể kể đến như: Chè Shan tuyết Suối Giàng; Gạo Séng cù Mường Lò, Bưởi Đại Minh… Những sản phẩm đạt chuẩn OCOP của tỉnh đều có chỉ dẫn địa lý và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, do đó được người tiêu dùng tin tưởng, tiêu thụ dễ dàng, mang lại giá trị kinh tế cao, được xuất khẩu sang các thị trường lớn.

Tỉnh Yên Bái đặt ra mục tiêu đến hết năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 300 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên; có ít nhất 20 sản phẩm đạt 4 sao; có từ 1-2 sản phẩm đạt 5 sao; có từ 15-20 sản phẩm OCOP của tỉnh xuất khẩu ra nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Yên Bái sẽ nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP, hướng đến xuất khẩu, đưa chương trình OCOP đi vào chiều sâu, gắn phát triển nông nghiệp với các ngành kinh tế khác. Ngoài ra, tỉnh cũng chỉ đạo các ngành, địa phương tích cực hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh xúc tiến thương mại và chuyển đổi số.

Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy thương hiệu “Bưởi Phúc Trạch” vươn xa

Thúc đẩy thương hiệu “Bưởi Phúc Trạch” vươn xa

Không chỉ làm cho địa danh Hương Khê (Hà Tĩnh) trở nên nổi tiếng, loài bưởi Phúc Trạch cũng mang lại sự giàu có, phồn thịnh cho người dân ở địa phương. Để thương hiệu “Bưởi Phúc Trạch” tiếp tục phát triển ổn định và vươn xa, mang lại nhiều cơ hội tăng nguồn thu nhập cho người dân, huyện Hương Khê và người trông bưởi đã thực hiện nhiều giải pháp để quảng bá thương hiệu bưởi Phúc Trạch.