Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục dân tộc

Yên Bái phấn đấu duy trì tỷ lệ người biết chữ mức độ 1

Thúy Hồng - 18:22, 22/08/2023

Thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Yên Bái đã chú trọng áp dụng nhiều giải pháp thực hiện công tác xóa mù chữ hiệu quả.

Trong năm 2022 có 9/9 đơn vị cấp huyện của Yên Bái được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1
Trong năm 2022 có 9/9 đơn vị cấp huyện của Yên Bái được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1

Theo đó, từ năm 2022, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (PCGD, XMC). Cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm chỉ đạo, triển khai công tác PCGD, XMC, đưa nhiệm vụ PCGD, XMC vào nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án hàng năm, cụ thể hóa bằng chỉ tiêu cụ thể. Hằng năm đã xây dựng kế hoạch để duy trì, nâng cao kết quả PCGD, XMC theo hướng vững chắc gắn với xây dựng xã, huyện nông thôn mới.

Hằng năm, tỉnh Yên Bái luôn bố trí kinh phí để duy trì công tác PCGD, XMC. Trong đó năm 2022 đã phân bổ 1,5 tỷ đồng để tập trung thực hiện các hoạt động: Kiểm tra, đánh giá, công nhận kết quả PCGD, XMC; chi mở các lớp PCGD, XMC và giáo dục sau khi biết chữ, bổ túc trung học cơ sở; chi kiểm tra, giám sát việc tổ chức và nghiệm thu các lớp PCGD, XMC.

Năm 2022, các huyện Yên Bình, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Trạm Tấu và Mù Cang Chải đã mở đã mở 42 lớp (trong đó 38 lớp ở các thôn đặc biệt khó khăn, bằng 90,5% số lớp) với 1.434 học viên (bằng 7,3% số người mù chữ mức độ 1 độ tuổi 15 - 60), trong đó số học viên là người DTTS là 1.406 người (bằng 7,7% số người DTTS mù chữ độ tuổi 15 - 60). Bên cạnh đó, Ngành GD&ĐT phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh mở được 7 lớp XMC tại 5 xã trên địa bàn huyện Mù Cang Chải với 157 học viên, đối tượng là phụ nữ và trẻ em gái trong độ tuổi từ 15 - 35 tuổi.

Kết quả, trong năm 2022 có 9/9 đơn vị cấp huyện (đạt 100%) được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1, trong đó 7/9 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn XMC mức độ 2. Có 173/173 đơn vị cấp xã bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện xóa mù chữ mức độ 1, có 163/173 xã bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện xóa mù chữ mức độ 2 (tăng 7 xã so với năm 2021. Toàn tỉnh Yên Bái bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.

Trong năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu duy trì tỷ lệ người biết chữ mức độ 1. Duy trì trong độ tuổi 15 - 25 tỷ lệ người biết chữ đạt trên 97,5%; trong đó, tỷ lệ người DTTS biết chữ đạt trên 97%; Trong độ tuổi 15 - 35 tỷ lệ người biết chữ đạt trên 97%; trong đó, tỷ lệ người DTTS biết chữ đạt trên 96%; Trong độ tuổi 15 - 60 đạt trên 93%; trong đó, tỷ lệ người DTTS biết chữ đạt trên 87%.

Bên cạnh đó, bố trí nguồn kinh phí, huy động các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ XMC cho các xã vùng đặc biệt khó khăn thuộc các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu nhằm củng cố và duy trì vững chắc kết quả XMC mức độ 1, nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn mức độ 2 hoặc đáp ứng tiêu chí xây dựng huyện, xã nông thôn mới (Nghĩa Lộ, Yên Bình, Văn Yên, Lục Yên). Đối với các xã khó khăn khác, các huyện, thị xã tiếp tục huy động các nguồn lực, tăng cường mở các lớp XMC để củng cố vững chắc kết quả XMC, hạn chế tình trạng tái mù chữ, nâng tỷ lệ người biết chữ mức độ 2.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.