Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Gia Lai: Tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy xóa mù chữ

Ngọc Thu - 13:40, 21/06/2023

Trong 2 ngày 20 và 21/6, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Tập huấn dạy học Chương trình xóa mù chữ giai đoạn I cho 71 cán bộ quản lý và giáo viên của 20 trường học trên địa bàn.

Quang cảnh lớp tập huấn huyện Chư Prông
Quang cảnh lớp tập huấn huyện Chư Prông

Tại lớp tập huấn, các báo cáo viên đã giới thiệu mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình xóa mù chữ giai đoạn I (thuộc Chương trình MTQG 1719) đối với các môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội; giới thiệu cấu trúc bài học, các mạch nội dung/chủ đề học tập. Cán bộ quản lý, giáo viên tham gia tập huấn cũng sẽ được hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học viên học chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 phù hợp với đặc điểm môn học; hướng dẫn thiết kế kế hoạch bài dạy và thực hành dạy học một số nội dung theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Đồng thời, triển khai các văn bản liên quan đến công tác mở lớp và đánh giá học viên lớp xóa mù chữ. 

71 cán bộ, giáo viên trên địa bàn huyện Ia Grai tham gia lớp tập huấn
71 cán bộ, giáo viên trên địa bàn huyện Ia Grai tham gia lớp tập huấn

Ông Phạm Văn Đại - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai cho biết: Chương trình tập huấn nhằm nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp dạy học Chương trình xóa mù chữ giai đoạn I. Đồng thời, xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt cho việc triển khai, đánh giá kết quả dạy học Chương trình xóa mù chữ tại các địa phương, cơ sở giáo dục. 

Trong giai đoạn 2023 - 2025, huyện Ia Grai sẽ mở 32 lớp học xóa mù chữ với 1.150 học viên. Cụ thể, trong năm 2023, sẽ khai giảng 8 lớp học xóa mù chữ với 314 học viên.

Cùng ngày, tại huyện Chư Prông, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Prông cũng tổ chức tập huấn Chương trình xóa mù chữ giai đoạn I cho 48 cán bộ quản lý và giáo viên.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.