Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Yên Thành (Nghệ An): Nguy cơ “vỡ trận” cây ăn quả

Minh Thứ - 09:45, 27/04/2020

Một hộ trồng có lợi nhuận, các gia đình khác học trồng theo; rồi cả thôn, cả xã trồng. Đây là thực trạng phát triển diện tích trồng cây ăn quả ở một số địa phương miền núi huyện Yên Thành (Nghệ An). Nguy cơ “vỡ trận” về cây ăn quả ở địa phương đang được dự báo với nhiều hệ lụy.

Ở nhiều xã của huyện Yên Thành, việc trồng các loại cây ăn quả đang trở thành phong trào
Ở nhiều xã của huyện Yên Thành, việc trồng các loại cây ăn quả đang trở thành phong trào

Gia đình ông Trần Văn Đạo (xã Tây Thành) lúc đầu chỉ trồng 3 gốc ổi và 4 gốc mít. Ông chia sẻ, ý định của ông là chỉ trồng để dùng trong nhà. Nhưng 3 cây ổi, 4 gốc mít sinh trưởng tốt, nhiều quả, dễ bán, giá lại cao nên khi thu hoạch đã đem lại cho gia đình ông một khoản tiền.

Vì thế, gia đình ông Đạo quyết định bạt ngọn đồi phía sau nhà để trồng 200 gốc ổi, mít các loại. Mấy vụ thu hoạch gần đây, vườn cây ăn quả đem lại thu nhập khá cho gia đình ông Đạo.

Thấy gia đình ông Đạo trồng cây ăn quả cho thu nhập khá, nhiều gia đình trong xóm cũng bắt chước trồng theo. Lúc đầu 1 hộ, 2 hộ rồi toàn bộ tất cả các hộ trong xóm đều trồng cây ăn quả; nhà ít trồng 1 sào, nhà nhiều trồng 1 đến 2ha. Thậm chí, nhiều hộ mạnh tay phá nhiều diện tích trồng keo, vay hàng trăm triệu đồng đầu tư để chuyển sang trồng ổi, mít, bưởi và cam...

Gia đình anh Nguyễn Văn Lợi (xã Quang Thành) có 5 sào đất đồi; trước đây trồng keo, chưa đến kỳ thu hoạch. Năm 2018, trong lần đến xã Tây Thành thấy nhiều hộ gia đình ở đây trồng ổi, lê, bưởi, mít Thái… anh Lợi quyết định thu hoạch keo non, thuê máy ủi về tạo mặt bằng để trồng ổi và mít…

Theo tìm hiểu của phóng viên, ở nhiều xã của huyện Yên Thành, việc trồng các loại cây ăn quả đang trở thành phong trào. Diện tích trồng cây ăn quả của người dân tăng đột biến, khiến chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn có liên quan rất lúng túng.

Theo ông Nguyễn Văn Thường, Chủ tịch UBND xã Tây Thành, hiện diện tích trồng các loại cây ăn quả trên địa bàn tăng lên hơn 30ha. Trên địa bàn hầu như gia đình nào cũng có mít, ổi, bưởi.. Người dân đầu tư quá nhiều tiền của và công sức cho cây ăn quả, trong khi đó cây lúa không được chú trọng.

“Người dân cho rằng, trồng lúa đối diện với hạn hán, nhiều loại sâu bệnh, phải đầu tư nhiều thời gian nhưng vẫn không có lãi nên phải chuyển đổi cây trồng cho phù hợp. Chính quyền xã cũng đã khuyến cáo Nhân dân cần thận trọng khi mở rộng diện tích trồng cây ăn quả”, ông Thường cho biết.

Theo ông Thường, một nguyên nhân chính khiến người dân trên địa bàn xã ồ ạt mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, là do người dân nghe tin Nhà máy chế biến hoa quả tư nhân sẽ được xây dựng trên địa bàn.

“Có lẽ vì thế họ đón đầu để khi nhà máy đi vào hoạt động họ đã có sản phẩm bán cho Nhà máy. Nhưng xây dựng nhà máy này mới là chủ trương còn lúc nào thành hiện thực thì vẫn chưa biết được”, ông Thường chia sẻ.

Còn theo ông Nguyễn Văn Dương, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Yên Thành, trong thời gian 3 - 4 năm lại đây, phong trào trồng các loại cây ăn quả như ổi, cam, bưởi, mít… Trên địa bàn huyện diễn ra một cách ồ ạt, khiến diện tích và sản lượng tăng lên một cách đột biến. Toàn huyện hiện có hơn 500ha cây ăn quả các loại, khi mà sự liên kết giữa 4 nhà và chưa xây dựng được chuỗi sản xuất và xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm thì trong tương lai rất khó cho người dân trong vấn để tiêu thụ…

Huyện đã khuyến cáo đến chính quyền các địa phương tuyên truyền cho người dân, nhưng phong trào trồng cây ăn quả vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Với tình trạng này, dự đoán nguồn cung sẽ vượt cầu, nguy cơ vỡ trận trồng cây ăn quả đang hiện hữu, vấn đề giải cứu sản phẩm chỉ còn là thời gian”.

Ông Nguyễn Văn Dương, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Yên Thành

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM) ở các huyện phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM và NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 ở Quảng Nam còn tương đối chậm. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan rà soát, báo cáo để có hướng chỉ đạo triển khai trong thời gian tới.