Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

10 loại thuốc nên có trong nhà mùa dịch COVID-19

T.Hợp - 14:10, 25/12/2021

Tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, số ca F0 đang tăng cao, việc khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Bởi vậy, việc chuẩn bị tủ thuốc gia đình là vô cùng cần thiết và hữu ích giúp sơ cứu ban đầu, giảm thiểu được rủi ro không đáng có.


Việc chuẩn bị tủ thuốc gia đình là vô cùng cần thiết và hữu ích giúp sơ cứu ban đầu, giảm thiểu được rủi ro không đáng có.
Việc chuẩn bị tủ thuốc gia đình là vô cùng cần thiết và hữu ích giúp sơ cứu ban đầu, giảm thiểu được rủi ro không đáng có.

Số ca mắc COVID-19 đang tăng kỷ lục dẫn đến tình trạng quá tải đối với y tế tuyến xã, phường. Vì thế, để chủ động các gia đình có thể chuẩn bị một loại thuốc trong nhà là vô cùng cần thiết. Sau đây là 10 loại thuốc nên có trong nhà mùa dịch COVID-19.

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Các gia đình nên chuẩn bị cả thuốc hạ sốt cho người lớn và trẻ em. Loại nên sử dụng là acetaminophen hay gọi là thuốc paracetamol. Thuốc hạ sốt này có rất nhiều dạng như uống, đặt hậu môn cho trẻ em, gói bột pha nước... Tùy thuộc vào lứa tuổi chọn dạng dùng cho phù hợp.

Khi nhiệt độ trên 38 độ C là có thể dùng, và lặp lại mỗi 4-6 tiếng nếu nhiệt độ không hạ. Liều lượng bạn đọc trong tờ hướng dẫn sử dụng. Trung bình 10-15 mg cho một kg cân nặng.

Thuốc cân bằng điện giải: Dung dịch Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác, dùng khi bị mất nước do sốt cao, do đi tiêu chảy. Pha theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Vitamin tăng cường sức đề kháng: Một số vitamin như: Vitamin C, vitamin tổng hợp, sử dụng trong khi chúng ta đang bị sốt, làm tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Các thuốc sát khuẩn vùng hầu họng như: Người bị ho, chảy nước mũi, có thể rửa súc họng bằng nước muối sinh lý, không cần liều lượng cụ thể. Nên duy trì khoảng 3 lần một ngày, nhiều hơn có thể dùng 4-5 lần một ngày. Nên chuẩn bị nước muối sinh lý 9/1000, viên pha muối và các chất sát khuẩn phòng khác nên được sử dụng hàng ngày.

Các triệu chứng như ho chảy nước mũi là biểu hiện thông thường của COVID-19. Bạn không cần dùng thuốc giảm ho hoặc ức chế ho vì có thể khiến bạn không khạc được đờm trong phổi, làm tăng suy hô hấp.

Thuốc chống dị ứng: Các thuốc như diphenhydramine, loratadine, cetirizine hay fexofenadine được sử dụng trong các trường hợp: Dị ứng da như nổi mề đay, ngứa, hay nổi mẩn đỏ thường gặp khi tiếp xúc với phấn hoa, hóa chất, hay ăn đồ biển. Khi có triệu chứng dị ứng này, có thể uống một trong thuốc này. Tuy nhiên nếu sau khi uống thuốc vài ngày mà vẫn còn các triệu chứng, da nổi nhiều thì cần đi gặp bác sĩ.

Thuốc dị ứng ức chế chất histamin tiết ra từ tế bào miễn dịch gây ngứa và sưng đỏ da. Trong nhóm này có thuốc gây buồn ngủ như diphenhydramine, cần thận trọng và không nên lái xe khi uống.

Tất cả các thuốc này đều có thể gây nhức đầu, mệt mỏi, và khó chịu bao tử.

Thuốc dự điều trị đau dạ dày: Trong thời gian cách ly, nhiều người tâm lý căng thẳng nên có thể xuất hiện nguy cơ đau dạ dày, cần dự trữ để uống khi xuất hiện triệu chứng khó chịu, chưa đến mức nhập viện. Bao gồm các thuốc PPI (omeprazole/lansoprazole), kháng histamin H2 (famotidine) hay kháng acid (tums/calcium carbonate/magnesium hydroxide).

Thuốc dùng khi tình trạng viêm loét bao tử, ợ chua, ăn không tiêu, đau tức ngực, đầy hơi (do quá nhiều acid)… có thể sử dụng thuốc trước khi đi khám để giảm triệu chứng. Chỉ uống omeprazole/lansoprazole trong thời gian ngắn, tối đa 2 tuần. Cần gặp bác sĩ để làm xét nghiệm tìm vi khuẩn H.Pylori nếu vẫn còn bị đau sau khi uống PPI. Thuốc PPI uống vào vài giờ sau mới bắt đầu có tác dụng.

Thuốc giảm acid kháng histamin H2 như famotidine là loại nhẹ hơn nhóm PPI, có thể uống lâu hơn 2 tuần do thuốc ít có tác dụng phụ hơn omeprazole. Không uống kèm với rượu vì tác dụng phụ nhức đầu hay chóng mặt tăng cao. Thuốc kháng histamine H2 uống vào 1-2 giờ sau mới có tác dụng.

Thuốc kháng acid là loại uống vào để trung hòa acid, nên có hiệu quả tức thì trong vòng 30 phút. Nếu đau dạ dày thì nên dùng 1 viên nhai tums/calcium carbonate, sau đó uống kèm famotidine/PPI để giảm hẳn cơn đau.Các loại thuốc giảm acid/kháng acid đều có thể có tác dụng phụ như chóng mặt nhẹ.

Thuốc ho, giảm đờm, nghẹt mũi: Ho kèm theo nghẹt mũi, tăng đờm là một triệu chứng rất khó chịu. Trong đại dịch COVID-19, đây có thể là những triệu chứng đầu tiên cần phải được điều trị ngay lập tức để giảm thiểu các tổn thương vùng hô hấp.

Guaifenesin trị ho bằng cách giảm đờm trong thanh quản, giảm khó chịu và giảm ho. Trong khi dextromethorphan ức chế phản xạ ho.Kết hợp Dextro/Guaifenesin chữa ho giảm đờm khá hiệu quả. Dùng thuốc dị ứng loratadine có thể giảm ho nếu ho do dị ứng. Nếu nghẹt mũi có thể dùng thuốc xịt fluticasone hay oxymetazoline. Có thể dùng thuốc pseudoephedrine để cải thiện.

Lưu ý: Không nên dùng thuốc xịt mũi quá lâu do có thể gây nghẹt mũi trở lại nặng hơn. Cần tập các bài hít thở để tăng không khí đường mũi.

Thuốc nhỏ mắt: Các bệnh về mắt như ngứa mắt, đỏ mắt do dị ứng, viêm nhiễm vi khuẩn, virus, hay khô mắt sẽ làm mắt khó chịu, nhất là khi làm việc bằng máy tính nhiều. Vì vậy, cần có sẵn trong nhà lọ nước mắt nhân tạo, giúp đôi mắt dịu hơn.Thuốc nhỏ mắt dị ứng chứa ketotifen fumarate dùng điều trị tình trạng đỏ mắt, ngứa mắt, hay viêm sưng mắt. Nên đi khám mắt ngay khi các triệu chứng về mắt không giảm hoặc tệ hơn.

Thuốc sát khuẩn: 1 lọ thuốc betadin (hoặc cùng loại hoạt chất)

Các thuốc trị bệnh mãn tính: Đối với những người đang bị bệnh nền, đang điều trị theo đơn của bác sĩ thì luôn phải có cơ số thuốc đầy đủ như thuốc đái tháo đường, tăng huyết áp, hen suyễn...

Ngoài ra bạn nên chuẩn bị một số vật dụng y tế nên có trong nhà như: Cặp nhiệt độ là vật tư cần thiết dùng khi cơ thể mệt mỏi kiểm tra nhiệt độ cơ thể. Máy đo huyết áp điện tử, có thể tự các thành viên trong gia đình đo được (gia đình có người bệnh tăng huyết áp, hoặc người già). Máy đo đường huyết (trong gia đình có người bệnh đái tháo đường). Máy đo SPO2 (đo độ bão hòa oxy, đo đầu ngón tay). Gia đình có người bị F0 nên trang bị, vì nếu Sp02 dưới 94% là bắt đầu có tín hiệu xấu về đường hô hấp. Vài túi gạc vô khuẩn. Một cuộn băng dính vết thương, và băng urgo (hoặc cùng loại)./.


Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3175/VPCP-KGVX ngày 10/5/2024 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Tài chính rà soát, hoàn thiện các quy định bảo đảm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dược liệu.