Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

12 tác phẩm vào chung khảo Giải thưởng Văn học tuổi 20

Lam Anh (t/h) - 10:51, 19/03/2022

Ngày 18/3, Nhà xuất bản Trẻ tổ chức Lễ công bố 12 tác phẩm lọt vào chung khảo cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần thứ 7 có chủ đề "Tuổi 20 hôm nay - cuộc sống và góc nhìn".


Lễ công bố giải thưởng "Văn học tuổi 20" lần thứ 7 - Ảnh: Tiểu Vũ
Lễ công bố giải thưởng "Văn học tuổi 20" lần thứ 7 - Ảnh: Tiểu Vũ

Văn học tuổi 20 là cuộc thi viết có thâm niên khá lâu thu hút nhiều thế hệ nhà văn tham gia. Được phát động lần đầu tiên vào năm 1994 đến nay, Văn học tuổi 20 đã qua 7 kỳ tổ chức. Thành công lớn nhất của sân chơi văn học này là càng ngày càng nhận được sự quan tâm của những người đam mê viết lách và đây cũng là nơi ươm mầm cho những tài năng cho nền văn học nước nhà.

Qua 7 kì tổ chức, số lượng tác phẩm dự thi đã chạm đến con số 2.133 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau. Cuộc thi Văn học tuổi 20 lần thứ 7 phát động từ 1/1/2019 đến 30/10/2021 đã nhận 511 tác phẩm dự thi. Từ đây BTC đã chọn ra 12 tác phẩm xuất sắc nhất để vào vòng chung khảo. Trong đó, nhà xuất bản in ba tác phẩm, góp thêm vào tủ sách Văn học tuổi 20.

Các tác giả có tác phẩm vào chung khảo chụp hình lưu niệm với BTC - Ảnh: Tiểu Vũ
Các tác giả có tác phẩm vào chung khảo chụp hình lưu niệm với BTC - Ảnh: Tiểu Vũ

Theo đánh giá của Ban tổ chức, các tác phẩm lọt vào vòng chung khảo lần này đã đáp ứng được các tiêu chí của cuộc thi. Các tác giả tham gia giải thưởng Văn học tuổi 20 lần 7 đến từ mọi vùng miền trên tổ quốc, có những tác giả đang học tập và làm việc tại nước ngoài. Độ tuổi trung bình là 9x, nghề nghiệp đa dạng.

“Mục đích chính của cuộc vận động sáng tác là để phát hiện và nuôi dưỡng những cây bút trẻ, cây bút mới, cũng như khơi gợi, tạo một sân chơi cho các bạn trẻ đam mê sáng tác gửi gắm đứa con tinh thần của mình. Giải thưởng có thể không phải là ưu tiên hàng đầu của các tác giả dự thi, cái chính là sự khẳng định mình và tạo đà cho những bước tiếp theo trên con đường văn chương”, ông Nguyễn Thành Nam, Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ chia sẻ.

Về tác giả và tác phẩm được vào chung khảo Văn học tuổi 20 lần này, ông Dương Thành Tuyền - đại diện NXB Trẻ nhận xét: “Đó là những cây bút đang sống và làm việc với nghề giáo, nghề báo, nghề biên tập, nghề thiết kế, nghiên cứu khoa học… Văn học tuổi 20 lần 7 tiếp tục thể hiện những góc nhìn mạnh mẽ, trực diện và đầy chất suy tưởng của những người viết trẻ. Họ viết về chính mình trên con đường tìm kiếm bản ngã khi đối diện và trả lời những vấn đề gai góc của con người, của xã hội và của thời cuộc. Bằng cái nhìn sâu rộng với vốn hiểu biết dày dặn bởi học thức và trải nghiệm, họ đã đi để khám phá thế giới và khám phá bản thân. Họ khao khát trả lời những câu hỏi “Vì sao?”, “Tôi là ai?”, “Thế giới này tại sao như vậy?”.

Từ 12 tác phẩm được lọt vào vòng chung khảo, Ban tổ chức sẽ chọn ra 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba và một số giải khuyến khích. Dự kiến buổi tổng kết và trao giải sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 24/5 tới đây.

Danh sách 12 tác phẩm vào chung khảo Văn học tuổi 20:

1. Cõi người mắc cạn (Truyện dài) - Tác giả Hoàng Khánh Duy.

2. Kẻ săn chuột (truyện dài) - Tác giả Phã Nguyện.

3. Ngủ ngon nhé, nàng thơ (Truyện dài) - Tác giả Nguyễn Dương Quỳnh.

4. Vụn kí ức (truyện dài) - Tác giả Yang Phan.

5. Chopin biến mất (truyện dài) - Tác giả Hiền Trang

6. Lũ chim thích chọn cành khô (Tập truyện ngắn) - Tác giả Mai Thanh Nga

7. Bí mật của bóng tối (Tập truyện ngắn) - Tác giả Đinh Thành Trung.

8. Nửa lời chưa nói (Tập truyện ngắn) - Tác giả Duy Ân.

9. Chuồng cọp trên cao (Tập truyện ngắn) - Tác giả Nguyễn Thu Hằng

10. Vệt sáng của bụi (Tập truyện ngắn) - Tác giả Lê Quang Trạng

11. Bảy bảy bốn chín (truyện dài) - Tác giả Hoàng Công Danh

12. Có thú dữ trong thành phố (tập truyện ngắn) - Tác giả Nguyên Nguyên.


Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.