Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

29 doanh nghiệp được nhận Gói hỗ trợ thử nghiệm mô hình kinh doanh mới

NA - 21:16, 26/07/2022

Các doanh nghiệp tạo tác động xã hội xuất sắc trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch sẽ được đào tạo 1:1 trong 6 tháng và nhận 100 triệu đồng vốn hạt giống để thử nghiệm và hoàn thiện các mô hình kinh doanh sáng tạo, đồng thời nhân rộng những tác động xã hội tiềm năng…

Các doanh nghiệp được nhận Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19.
Các doanh nghiệp được nhận Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19.

Ngày 26/7, Cục Phát triển Doanh nghiệp (AED), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Các Vấn Đề Toàn Cầu Canada (GAC) và Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) công bố các doanh nghiệp nhận hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của “Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19”.

Mặc dù Việt Nam có một hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp tạo tác động xã hội (SIB) đang phát triển nhanh chóng và sôi động, các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức để xây dựng một mô hình kinh doanh bền vững vừa cân bằng được yếu tố lợi nhuận vừa tạo ra nhiều tác động tích cực cho xã hội, đặc biệt trước những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Tháng 4/2022, Dự án “Hỗ trợ Hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam ứng phó với Covid-19 (Dự án ISEE-COVID)” đã khởi động “Gói hỗ trợ các doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp SIB hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch, đặc biệt là các đơn vị do phụ nữ và các nhóm yếu thế làm chủ.

Hơn 150 doanh nghiệp tạo tác động xã hội khắp Việt Nam đã gửi Thư bày tỏ quan tâm và 29 doanh nghiệp đã được chọn để nhận Gói hỗ trợ với 6 tháng đào tạo 1:1 cùng 100 triệu đồng vốn hạt giống để xây dựng và thử nghiệm mô hình kinh doanh mới. Trong số các doanh nghiệp được lựa chọn, có 20/29 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và 4/29doanh nghiệp do người khuyết tập làm chủ.

Kymviet, một trong những doanh nghiệp tạo tác động xã hội nhận Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19, để thử nghiệm mô hình kinh doanh mới.
Kymviet, một trong những doanh nghiệp tạo tác động xã hội nhận Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19, để thử nghiệm mô hình kinh doanh mới.

“Các doanh nghiệp tạo tác động xã hội nhận được hỗ trợ của dự án đều có những câu chuyện khởi nghiệp vô cùng truyền cảm hứng cùng những giải pháp kinh doanh hiệu quả để thuyết phục các thành viên Ban Giám khảo. Chúng tôi mong rằng Gói hỗ trợ các doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19 sẽ cung cấp đủ những hỗ trợ cần thiết để họ thử nghiệm và triển khai các ý tưởng mới mẻ và sáng tạo của mình nhằm hỗ trợ cộng đồng, đặc biệt là các nhóm yếu thế”, ông Brian Allemekinders, Trưởng ban hợp tác phát triển - Đại sứ quán Canada cho biết.

Phát biểu tại sự kiện, Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Lê Mạnh Hùng chia sẻ, trong công cuộc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, các doanh nghiệp tạo tác động xã hội (hay còn gọi là SIB) là thành phần quan trọng, vừa đóng góp vào phát triển kinh tế, vừa tác động đến xã hội và môi trường thông qua tạo việc làm và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho nhóm yếu thế trong xã hội.

Gói hỗ trợ Doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19 rất có ý nghĩa và cần thiết, cấp bách và toàn diện về cả tài chính và kỹ thuật để giúp các doanh nghiệp SIB tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh sau các tác động tiêu cực của dịch Covid-19, bám sát các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

“Trong thời gian tiếp theo, các doanh nghiệp SIB sẽ được hỗ trợ tài chính và hỗ trợ cố vấn 1-1 từ các tổ chức trung gian đã được Dự án sàng lọc và lựa chọn để đồng hành cùng từng doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn và nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh và phát triển sản phẩm của từng doanh nghiệp, thông qua đó góp phần nâng cao năng lực của các doanh nghiệp SIB phục hồi và phát triển”, ông Hùng nhấn mạnh.

Trưởng đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen chia sẻ ấn tượng về những ý tưởng đa dạng và độc đáo từ các doanh nghiệp tạo tác động xã hội do phụ nữ làm chủ, từ sản xuất hàng Việt Nam chất lượng cao đến các ý tưởng độc đáo sử dụng ấu trùng biến thức ăn thừa thành phân hữu cơ, hay phương pháp canh tác lúa mới giúp tiết kiệm chi phí, luân chuyển chất dinh dưỡng và giảm khí nhà kính.

“Với sự mở cửa trở lại của du lịch Việt Nam, tôi cũng hy vọng rằng các mô hình sáng tạo như "nhà hàng trong bóng tối", du lịch cộng đồng sáng tạo, hoặc ứng dụng giảm thiểu chất thải trong lĩnh vực du lịch sẽ phát triển nhanh chóng. Dự án ISEE-COVID hiện hỗ trợ xây dựng một Hệ sinh thái vững mạnh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tạo tác động xã hội mở rộng quy mô và phát triển thành công”, bà Caitlin cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy thị trường tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam

Thúc đẩy thị trường tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam

Phát triển thị trường carbon rừng góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, đồng thời giúp người dân dần từ bỏ thói quen xâm hại rừng, ngày càng tham gia tích cực hơn vào công tác giữ gìn, bảo vệ hệ sinh thái rừng, đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.