Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Ngân hàng ADB hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam do phụ nữ làm chủ

NA (T/h) - 10:55, 11/01/2022

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa ký kết một khoản vay trị giá 25 triệu USD với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPB) để tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ và lãnh đạo (WSME) tại Việt Nam.

gia tăng sự tham gia của phụ nữ vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam.
Gói hỗ trợ nhằm gia tăng sự tham gia của phụ nữ vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Dự án cũng được đồng tài trợ 25 triệu USD từ Quỹ Đầu tư và Phát triển Đức (Deutsche Investitions-und Entwicklungsgesellschaft mbH - DEG).

Khoản vay này đi kèm với khoản viện trợ hỗ trợ kỹ thuật trị giá 750.000 USD để giúp TPB đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các WSME. Khoản viện trợ sẽ được dùng để xây dựng năng lực cho vay cho WSME của TPB, tuyển dụng nhân viên, và tăng cường dịch vụ cho các khách hàng nữ. Đồng thời, cho phép TPB sử dụng các hệ thống số hóa để phân tích thị trường WSME chưa được tiếp cận dịch vụ.

Khoản viện trợ do Quỹ Sáng kiến Tài chính dành cho Nữ doanh nhân (We-Fi) tài trợ. We-Fi là một quỹ đối tác hợp tác giữa 14 chính phủ, 8 ngân hàng phát triển đa phương, cùng các bên liên quan thuộc khu vực nhà nước và tư nhân khác, do Nhóm Ngân hàng thế giới (WB) chủ trì.

Bà Suzanne Gaboury, Tổng Vụ trưởng Vụ nghiệp vụ Khu vực tư nhân của ADB, chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với TPB và We-Fi để hỗ trợ các WSME, vốn là những kênh quan trọng để gia tăng sự tham gia của phụ nữ vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam.

Đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng tới rất nhiều doanh nghiệp, và những sáng kiến như khoản vay và viện trợ này sẽ hỗ trợ cụ thể cho các khách hàng nữ chưa được tiếp cận dịch vụ bằng cách giúp TPB phát triển những hệ thống và quy trình nhằm cải thiện tiếp cận tài chính cho các đối tượng này”.

Tính tới năm 2018, đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam được phân loại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng góp 38% số việc làm toàn quốc và tạo ra 40% tổng sản phẩm quốc nội. Nhưng khả năng tiếp cận tài chính của họ vẫn là một thách thức, với chỉ 37% các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có thể vay tiền từ các ngân hàng, theo như một nghiên cứu năm 2017.

Tổng Giám đốc TPB, ông Nguyễn Hưng, nhận định: “Mục tiêu của ADB, DEG và TPB là hoàn toàn nhất quán, đặc biệt trong việc hỗ trợ cho các WSME. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực ngân hàng kỹ thuật số để điều chỉnh các sản phẩm và dịch vụ phù hợp cho các WSME và có kế hoạch tăng cường tài trợ chuỗi cung ứng và các dịch vụ hỗ trợ, thanh khoản và các sản phẩm ngân hàng kỹ thuật số nhằm tiếp cận những khách hàng chưa được phục vụ.

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống cho người dân huyện Tương Dương

Chương trình MTQG 1719 góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống cho người dân huyện Tương Dương

Trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển về kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) Đinh Hồng Vinh khẳng định: Chương trình đã góp phần thay đổi tích cực đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Nhìn chung, các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình cơ bản đã đạt so với kế hoạch đề ra.