Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

4 di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một

PV - 17:47, 08/06/2018

Theo rà soát của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, hiện trên địa bàn tỉnh có 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có nguy cơ mai một cao, cần được truyền dạy, bảo vệ và phát huy di sản trong cộng đồng.

Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Xa Phó tại xã Nậm Sài (Sa Pa, Lào Cai). Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Xa Phó tại xã Nậm Sài (Sa Pa, Lào Cai).

Các di sản văn hóa này gồm Nghi lễ Then của dân tộc Tày tại các xã: Hòa Mạc, Võ Lao, Minh Lương (huyện Văn Bàn); Bản Hồ (Sa Pa); Nghĩa Đô, Lương Sơn (Bảo Yên); Phú Nhuận, Gia Phú (Bảo Thắng). Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Xa Phó tại xã: Nậm Sài (Sa Pa); Hợp Thành (TP. Lào Cai). Tết Sử giề pà của người Bố Y tại xã Thanh Bình và thị trấn Mường khương (Mường Khương). Nghệ thuật The của người Tày xã Tà Chải (Bắc Hà).

Năm 2018, ngành Văn hóa đã xây dựng kế hoạch truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức tổ chức nghi lễ, nội dung bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng dân tộc địa phương có di sản, kết hợp hướng dẫn bảo tồn văn hóa phi vật thể quốc gia theo hướng “bảo tồn sống” các di sản này trong cộng đồng. Đồng thời tổ chức phục dựng quay phim, chụp ảnh, bổ sung tư liệu để bảo tồn và phục vụ cho sự phát triển của du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

ĐTN

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.