Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

5 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng THE châu Á 2022

Lam Anh - 21:34, 02/06/2022

Tạp chí Times Higher Education vừa công bố kết quả xếp hạng các trường đại học châu Á năm 2022 (THE châu Á). Việt Nam có 5 cơ sở giáo dục đại học trong xếp hạng gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân.

Đại học Quốc gia Hà Nội trong nhóm 301-350 trên tổng số 616 cơ sở giáo dục đại học tham gia xếp hạng năm 2022
Đại học Quốc gia Hà Nội trong nhóm 301-350 trên tổng số 616 cơ sở giáo dục đại học tham gia xếp hạng năm 2022

Theo đó, Việt Nam có 5 cơ sở giáo dục đại học góp mặt trong bảng xếp hạng này là: Trường Đại học Tôn Đức Thắng đứng thứ 73; Trường Đại học Duy Tân đứng thứ 91; Đại học Quốc gia Hà Nội trong nhóm 301-350; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong nhóm 401-500 và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội trong nhóm 601-800.

Để thực hiện và công bố Bảng xếp hạng các trường đại học Châu Á năm 2022, Times Higher Education đã sử dụng bộ tiêu chí gồm 13 chỉ số thuộc 5 nhóm tiêu chí: Giảng dạy (25%), Nghiên cứu (30%), Trích dẫn (30%), Thu nhập từ chuyển giao tri thức và công nghệ (7,5%) và Triển vọng Quốc tế (7,5%).

Như vậy, trong tổng số 5 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam được xếp hạng, ĐHQGHN được đánh giá cao nhất ở nhóm tiêu chí Giảng dạy (môi trường học tập, 22.3 điểm), trong khi đó Trích dẫn là thế mạnh của Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Duy Tân. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh vẫn duy trì thế mạnh của mình ở Thu nhập từ chuyển giao tri thức và công nghệ qua các năm xếp hạng.

Năm 2022, có 616 cơ sở giáo dục thuộc 30 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực Châu Á được THE xếp hạng (tăng 65 cơ sở giáo dục so với năm 2021), trong đó Việt Nam có 5 cơ sở giáo dục của trong bảng xếp hạng này (Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Duy Tân lần đầu được xếp hạng sau khi THE thay đổi cách chuẩn hóa các chỉ số xếp hạng).

10 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu trong Bảng xếp hạng THE châu Á 2022
10 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu trong Bảng xếp hạng THE châu Á 2022

Kết quả xếp hạng năm 2022, top 7 đứng đầu vẫn là Đại học Thanh Hoa (Tsinghua - Trung Quốc), thứ 2 là Đại học Bắc Kinh (Peking - Trung Quốc), thứ 3 là Đại học Quốc gia Singapore, thứ 4 là Đại học Hồng Kông… như kết quả xếp hạng năm 2021.

Hai vị trí thứ 8 và thứ 9 là sự thay đổi chỗ của Đại học Quốc gia Seoul (từ top 9 năm 2021 lên top 8 năm 2022) và Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (từ top 8 năm 2021 xuống top 9 năm 2022). Đại học Phúc Đán - Trung Quốc tăng hạng từ thứ 11 năm 2021 lên top 10 năm 2022.

Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Singapore có 2 trường tham gia xếp hạng nhưng đều ở vị trí top đầu bảng xếp hạng, Đại học Quốc gia Singapore đứng thứ 3 và Đại học Kỹ thuật Nanyang đứng thứ 5.

Thái Lan tiếp tục có 17 trường trong Bảng xếp hạng THE Châu Á 2022; ĐH Mahidol vẫn đứng đầu ở Thái Lan với vị trí 145 ở Châu Á (vị trí 130 năm 2021).

Malaysia cũng có thêm 3 trường đại học được xếp hạng trong năm nay, nâng tổng số lên thành 18 trường đại học, trong đó Đại học Malaya đứng đầu ở Malaysia với thứ hạng 55 ở Châu Á (49 năm 2021).

Indonesia có 14 trường được xếp hạng trong năm nay (tăng 5 so với năm 2021). Philippines có 2 trường tham gia xếp hạng, trong đó ĐH Philippines đứng đầu ở Philippines và có vị trí 129 ở Châu Á (so với vị trí 84 năm 2021).

Trước đó, tháng 04/2022, Tạp chí Times Higher Education (THE) đã công bố kết quả xếp hạng của bảng xếp hạng THE Impact Rankings. Đây là bảng xếp hạng lấy việc tiên phong thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc làm tiêu chí để xếp hạng các tổ chức giáo dục đại học trên toàn cầu.

Ở lần xếp hạng này, ĐHQGHN có thứ hạng 601-800 thế giới, cùng với các cơ sở giáo dục khác của Việt Nam như Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Phenikaa và 3 cơ sở giáo dục mới tham gia xếp hạng trong năm nay: Trường ĐH Duy Tân, Trường ĐH FPT và Trường ĐH Kinh tế quốc dân.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.