Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

50 đầu sách giáo khoa mới của lớp 11 được phê duyệt

PV - 09:29, 07/01/2023

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo vừa phê duyệt 50 đầu sách giáo khoa lớp 11 để các địa phương lựa chọn, sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2023-2024.

Sách giáo khoa lớp 11 bộ Cánh Diều
Sách giáo khoa lớp 11 bộ Cánh Diều

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã ký Quyết định số 4607/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2022 phê duyệt sách giáo khoa lớp 11 dùng trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo chương trình mới.agiáo khoa của các đơn vị như: Công ty cổ phần đầu tư Xuất bản-Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) – (đơn vị liên kết: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh); Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Nhà xuất bản Đại học Huế, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm…

Công ty cổ phần đầu tư Xuất bản-Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) có 30 trong tổng số 50 đầu sách giáo khoa lớp 11 thuộc danh mục được phê duyệt.

Bộ sách của VEPIC mang tên Cánh Diều, gồm các sách giáo khoa và chuyên đề học tập về: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục thể chất (Bóng đá, Bóng rổ, Cầu lông, Đá cầu), Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tin học ứng dụng, Khoa học máy tính, Công nghệ, Công nghệ cơ khí, Công nghệ chăn nuôi, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.

Theo lộ trình, đến năm học 2023-2024, cùng với học sinh lớp 4 và lớp 8, học sinh lớp 11 trên cả nước sẽ được triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Căn cứ theo danh mục sách giáo khoa lớp 11 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, các địa phương sẽ thành lập hội đồng, tổ chức lựa chọn sách giáo khoa để giảng dạy, học tập tại các nhà trường.

Danh mục sách giáo khoa lớp 11 theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã được phê duyệt, mời xem tại đây

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.