Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

74 xã, phường, thị trấn tại 23 quận, huyện ở Hà Nội dừng học trực tiếp từ 28/2

Cát Tường (t/h) - 15:04, 27/02/2022

Để bảo đảm quyền lợi và sự an toàn cho học sinh trong tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường tổ chức dạy học linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế. 74 xã, phường, thị trấn tại 23 quận, huyện ở Hà Nội thành vùng cam sẽ phải tạm dừng việc cho học sinh đến trường học trực tiếp kể từ 28/2.

 Học sinh ở nhiều xã, phường tại Hà Nội sẽ tạm ngừng đến trường khi dịch Covid-19 nâng lên cấp độ 3. cấp độ dịch nâng
Học sinh ở nhiều xã, phường tại Hà Nội sẽ tạm ngừng đến trường khi dịch Covid-19 nâng lên cấp độ 3

Theo nguyên tắc tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp của Sở GD&ĐT Hà Nội, nhà trường chỉ tổ chức dạy học trực tiếp ở các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2. Các địa bàn mức độ dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến, nhà trường có trách nhiệm phân công giáo viên dạy học cho các học sinh.

Như vậy, căn cứ theo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP. Hà Nội (cập nhật đến 9h ngày 25/2), toàn bộ học sinh tại 74 xã, phường vùng cam này sẽ phải tạm dừng đến trường học trực tiếp kể từ ngày 28/2 (thứ Hai). Nếu chuyển về cấp độ 2, học sinh khu vực đó được trở lại trường.

74 xã, phường, thị trấn tại 23 quận, huyện vùng cam gồm:

- 11 quận gồm: Ba Đình có 2 phường: Điện Biên và Trúc Bạch; Bắc Từ Liêm có 4 phường: Cổ Nhuế 1, Thượng Cát, Xuân Đỉnh và Xuân Tảo; Đống Đa có phường Khâm Thiên; Hà Đông có 3 phường: Kiến Hưng, Vạn Phúc và Văn Quán; Hai Bà Trưng có 2 phường: Bạch Mai và Nguyễn Du; Hoàn Kiếm có phường Chương Dương; Hoàng Mai có phường Đại Kim; Long Biên có 3 phường: Bồ Đề, Phúc Lợi và Thượng Thanh; Nam Từ Liêm có 6 phường: Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Phú Đô, Tây Mỗ, Trung Văn và Xuân Phương; Tây Hồ có phường Quảng An; Thanh Xuân có phường Kim Giang;

- 12 huyện gồm: Chương Mỹ có 5 xã: Đông Phương Yên, Lam Điền, Phú Nghĩa, Trung Hoà, Trường Yên; Đan Phượng có 3 xã: Hạ Mỗ, Tân Lập, Thượng Mỗ; Đông Anh có 8 xã, thị trấn: Đại Mạch, Đông Anh, Đông Hội, Kim Chung, Tiên Dương, Vân Hà, Vĩnh Ngọc và Võng La; Gia Lâm có 2 xã: Đa Tốn và Phù Đổng; Hoài Đức gồm 2 xã: Kim Chung, Vân Côn và thị trấn Trạm Trôi; Mê Linh có 5 xã: Liên Mạc, Mê Linh, Tiến Thắng, Văn Khê và Vạn Yên; Quốc Oai có 2 xã: Tân Hòa và Thạch Thán; Sóc Sơn gồm 5 xã: Đông Xuân, Kim Lũ, Phú Minh, Trung Giã và Xuân Thu; Thạch Thất có 8 xã, thị trấn: Bình Yên, Canh Nậu, Chàng Sơn, Đại Đồng, Hương Ngải, Lại Thượng, Liên Quan và Phú Kim; Thanh Oai có 2 xã: Cự Khê, Thanh Thuỳ); Thanh Trì có 3 xã: Ngọc Hồi, Tân Triều và Vĩnh Quỳnh); Thường Tín có 3 xã: Hòa Bình, Lê Lợi, Nghiêm Xuân.

Cũng theo Sở GD&ĐT Hà Nội, việc tổ chức cho học sinh đến trường học trực tiếp, đặc biệt là học sinh tiểu học cần được thực hiện theo tinh thần tự nguyện của gia đình học sinh. Các nhà trường cố gắng động viên, hỗ trợ để học sinh đến trường học tập trực tiếp và duy trì các biện pháp bảo đảm an toàn.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.