Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Học sinh đến trường mùa dịch: An toàn là trên hết

Nghĩa Hiệp - 16:35, 23/02/2022

Trước tình hình số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh trở lại, nhiều trường học ở Quảng Ninh đã linh hoạt, tổ chức học trực tiếp kết hợp với trực tuyến khi có giáo viên hoặc học sinh là F0, F1. Qua đó, đảm bảo an toàn trong môi trường học đường, đồng thời hạn chế sự xáo trộn trong giáo dục.

Bảo đảm an toàn cho học sinh quay trở lại trường là ưu tiên số 1 trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảo đảm an toàn cho học sinh quay trở lại trường là ưu tiên số 1 trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Trước tình hình số ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn có dấu hiệu tăng mạnh, nhất là trong nhóm đối tượng trẻ em chưa được tiêm vắc xin, các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã triển khai kế hoạch dạy và học theo chương trình 1 buổi/ngày. Cùng với đó, các giáo viên, học sinh đều tuân thủ thực hiện test nhanh Covid-19 trước khi tới trường, sớm phát hiện, bóc tách F0 ra khỏi lớp học, bảo đảm an toàn cho học sinh khi đến lớp.

Bà Ngô Thị Vân, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Bãi Cháy, TP. Hạ Long cho biết: Tất cả phụ huynh, học sinh đều phải duy trì nghiêm túc, hiệu quả việc ghi sổ nhật ký theo dõi thân nhiệt và lịch sử tiếp xúc, lịch trình di chuyển của các con. Các con đến trường đều phải sử dụng đồ ăn, uống cá nhân và đeo khẩu trang toàn thời gian khi ở trường. 

Đối với những học sinh có biểu hiện ho, sốt... học sinh có dấu hiệu dịch tễ liên quan tới Covid-19, nhà trường yêu cầu phụ huynh báo cáo lại cho giáo viên chủ nhiệm, và tạm cho con em nghỉ tại nhà theo dõi. Trường cũng quán triệt lại việc thực hiện quy định đúng giờ, đúng vị trí, bảo đảm giãn cách, đeo khẩu trang trong giờ đưa đón học sinh.

Tương tự như các trường tại TP. Hạ Long, hiện tất cả các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã đón học sinh quay lại trường học. Điển hình như Trường PTDT bán trú THCS Đồng Tâm (xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu), tỷ lệ học sinh ra lớp sau Tết đã đạt 97,8%.

 Cô giáo Ngô Thị Thanh Nhàn, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú THCS Đồng Tâm, chia sẻ: Hiện trường vẫn còn gần chục em chưa đi học, chủ yếu là bị ốm, nhà xa. Nhiều ngày qua, Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn đội, các thầy cô giáo, đã chia thành các nhóm nhỏ, phối hợp với trưởng thôn, bản đến vận động từng học sinh ra lớp. "Xã có 16 thôn, bản, địa bàn chia cắt, trải rộng, nhiều em nhà xa, đường khó đi, nên công tác vận động gặp rất nhiều vất vả”.

Học sinh trường PTDTBT THCS Đồng Tâm xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu được quan tâm trong mùa dịch
Học sinh trường PTDTBT THCS Đồng Tâm, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu thực hiện test nhanh Covid-19 trước khi tới trường

Tình trạng học sinh vắng nhiều sau Tết, là thực trạng, nỗi lo chung của rất nhiều trường vùng cao ở các xã, huyện miền núi trong tỉnh. Mặc dù đã được đi học trực tiếp, nhưng tại huyện Đầm Hà, tính đến ngày 17/2, tỷ lệ học sinh ra lớp ở cấp mầm non mới chỉ đạt 11%, cấp tiểu học đạt 76%, THCS đạt 66%, THPT đạt 71%. Huyện Tiên Yên, đến ngày 17/2, tỷ lệ học sinh ra lớp ở cấp mầm non đạt gần 30%, cấp tiểu học đạt gần 70%, THCS đạt gần 90%, THPT đạt 94%...

Ông Vi Tiến Vượng, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Liêu cho biết: “Sau Tết là khoảng thời gian nhiều trẻ mầm non, học sinh nghỉ học. Hiện huyện đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch để sẵn sàng bảo đảm an toàn cho 100% học sinh quay trở lại trường”.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.