Anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, Duy Xuyên, Quảng Nam) bỏ việc ở Đà Nẵng về xây dựng xưởng nước mắm của gia đìnhTừ cơ sở cũ 1.000m2 của ba mẹ để lại phần nào đã xuống cấp, anh Bình cho cải tạo và mở rộng lên 2.000m2 với vốn đầu tư khoảng 2 tỷ đồng. Trong đó, khu muối mắm khoảng 1.400m2, còn lại là các khu bán hàng, phòng chiết rót sản phẩm theo một quy trình khép kín.
Khu muối mắm được anh Bình bố trí hàng chục bể xi măng, mỗi bể có sức chứa 10 tấn cá; và hơn 30 thùng gỗ cỡ đại, mỗi thùng chứa 4 tấn cá. Khu lân cận, anh phân chia thành khu trộn cá, đóng chai và trưng bày sản phẩm. Ở mỗi khu, anh cho trang bị máy móc hiện đại để phục vụ công việc.
Nguyên liệu chủ yếu làm mắm là cá cơm than, mua ở biển Cửa Đại vào sáng sớmAnh kể, sau khi tốt nghiệp đại học, anh có thu nhập khá ổn từ công việc tư vấn tài chính và bất động sản tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, khoảng năm 2019, thấy sức khỏe ba mẹ ngày dần yếu đi do tuổi cao, anh quyết tâm trở về quê để gây dựng lại xưởng nước mắm của gia đình.
Cá và muối được trộn theo tỷ lệ 3 cá 1 muối rồi đem đi ủ“Cha mẹ đã vất vả hơn 40 năm mới có được cơ sở này, nên mai một đi thì tiếc lắm. Mình về đầu tư thêm, mở rộng xưởng, mua máy móc, tuyển nhân công để phát triển cơ sở nước mắm của gia đình. Đến nay, mọi việc tương đối ổn định, doanh thu cũng ngày càng tăng lên”, anh Bình nói.
Sau khi trộn cá sẽ cho vào thùng gỗ lớn để ủ, mỗi thùng chứa khoảng 4 tấn cáQuy trình làm nước mắm qua nhiều công đoạn như chọn cá, ủ mắm, chiết nước, đóng chai, dán nhãn mác… Cá anh sử dụng ủ mắm thường là cá cơm than, được thu mua ở biển Cửa Đại lúc sáng sớm. Muối trắng được anh mua ở Phan Rang (Ninh Thuận). Cá và muối sẽ được trộn theo tỷ lệ 3:1, và ủ trong thời gian 12 – 15 tháng.
Quá trình ủ mắm kéo dài từ 12 - 15 tháng“Sau thời gian ủ mắm, mình sẽ cho nấu đảo để nhẹ bớt mùi hơn so với nước mắm bình thường. Nước mắm ngon là phải có mùi thơm đặc trưng, có màu đỏ đẹp, và vị không quá mặn hoặc mùi quá "gắt”, anh Bình cho biết.
Nước mắm được chiết xuất sau đó được nấu đảo để đảm bảo vị ngonHiện nay, cơ sở nước mắm của gia đình anh Bình đã được đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, có mã QR truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đặc biệt, sản phẩm nước mắm nhĩ hiện đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao; mắm nêm và mắm ruốc được chứng nhận OCOP 3 sao của UBND tỉnh Quảng Nam.
Nước mắm được đóng chai để đưa đi tiêu thụMỗi năm cơ sở của anh sản xuất hơn 50.000 lít nước mắm nguyên chất, hơn 10 tấn mắm ruốc, và khoảng 15 tấn mắm nêm để phục vụ người tiêu dùng. Nước mắm của gia đình anh nay được xuất bán ở nhiều thị trường trong và ngoài nước.
Thị trường của cơ sở nước mắm gia đình anh Bình trải dài nhiều tỉnh thành miền Trung và Tây Nguyên“Sản phẩm của mình được bán nhiều nhất ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, TP.HCM và Hà Nội, một số tỉnh Tây Nguyên và thị trường Châu Phi. Mỗi năm, mình xuất khẩu sang châu Phi khoảng 2.000 lít nước mắm”, anh Bình chia sẻ.
Mỗi năm, cơ sở của anh Bình xuất bán sang châu Phi khoảng 2.000 lít nước mắmCũng theo anh Bình, mỗi năm doanh thu mang về từ xưởng nước mắm của gia đình khoảng 4 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận từ 500 – 600 triệu đồng.
Không chỉ đem về lợi nhuận kinh tế cao, cơ sở nước mắm của gia đình anh đang giải quyết công ăn việc làm cho 10 lao động, với lương 9 triệu đồng/người/tháng. Hiện anh đang tuyển dụng thêm lao động cho xưởng ở khâu ủ mắm và đóng chai sản phẩm.
Thương hiệu nước mắm của gia đình anh Bình đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 saoTrong thời gian tới, anh dự định mở rộng quy mô sản xuất, nâng cấp các loại máy móc hiện đại đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm, hướng tới mục tiêu không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các thị trường hiện có trong nước, châu Phi, mà còn xuất khẩu ra nhiều quốc gia khác trên thế giới.