Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Ai có về đất mũi Cà Mau

Như Tâm - 10:02, 01/05/2021

Đất Mũi Cà Mau - điểm dừng chân cuối cùng của người Việt trong hành trình mở cõi, ôm trong lòng cả một di sản văn hóa sông nước. Những di sản này vừa đậm chất bản địa, vừa mang dấu ấn của những người con ly hương, thể hiện văn hóa tín ngưỡng đặc trưng, sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc Kinh - Hoa – Khmer trong những lễ hội, như lễ hội Nghinh Ông, Vía bà Thiên Hậu, Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer…

Một góc khu đền thờ Lạc Long Quân và tượng Mẹ Âu Cơ.
Một góc khu đền thờ Lạc Long Quân và tượng Mẹ Âu Cơ.

Đặc biệt, trong quá trình khai mở, xây dựng và phát triển, người dân đã sáng tạo, xây dựng nên những sản phẩm gắn liền với đời sống văn hoá của vùng đất này như chiếu Cà Mau, Ba Khía, Rạch Gốc, Cua Năm Căn…

Ưu đãi của thiên nhiên, ý nghĩa thiêng liêng của miền đất tận cùng Tổ quốc, tạo nên một sức hút lớn đối du khách. Tuy nhiên, người Cà Mau không bằng lòng với những gì đã được ban tặng; từ lâu đã trăn trở với việc gia tăng giá trị du lịch, gia tăng sức hút với du khách. Không ít người đã nhận ra, sự cần thiết của những công trình kết hợp hài hòa giữa lịch sử và văn hóa, hiện đại và truyền thống.

Từ những trăn trở, trách nhiệm, những công trình văn hoá lịch sử gắn với du lịch sau cũng lần lượt hình thành, như khu công viên văn hóa du lịch Đất Mũi được ra đời. Trong đó, có Đền thờ Lạc Long Quân và Tượng Mẹ được xây dựng, tôn vinh với ý nghĩa tri ân tổ tiên và thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc.

Trong khu công viên này, cùng với điểm cuối đường Hồ Chí Minh, tiểu cảnh Pano Mũi tàu, biểu tượng cua..., thì Cột cờ Hà Nội hiện ra như một điểm nhấn, với lá cờ Tổ quốc đỏ thắm tung bay. Công trình hoành tráng, đầy ý nghĩa này được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội trao tặng. Cột cờ được thiết kế theo Cột cờ Hà Nội - biểu tượng kiêu hãnh là niềm tự hào của Thủ đô Hà Nội – trái tim của cả nước trong suốt chiều dài lịch sử.

Ông Lê Hồng My, một cán bộ lão thành của tỉnh Cà Mau, không giấu nổi vẻ tự hào, nhận xét: Các công trình đó thể hiện tư duy mới của lớp lãnh đạo trẻ. Cánh trẻ thật sâu sắc, có được góc nhìn gắn bó văn hóa với lịch sử; thể hiện được tinh thần nhân văn và khát vọng hòa bình của dân tộc. Ở địa phương, thế hệ chúng tôi đồng tình và khâm phục lớp trẻ, khi họ trân trọng và mong muốn làm lan tỏa những giá trị có tính biểu tượng của quê hương, như biểu tượng con cua, con cá trong khu văn hóa này. Nhờ thế, Cà Mau với thương hiệu Cua Năm Căn đã trở thành quen thuộc với cả nước; loài thủy sản đang làm giàu cho vùng đất khó.

Tượng Mẹ Âu Cơ Khu du lịch mũi Cà Mau.
Tượng Mẹ Âu Cơ Khu du lịch mũi Cà Mau.

Không chỉ có cua, Cà Mau còn có cá. Cá thòi lòi, nhiều người biết, là loài cá đặc biệt, với đôi mắt to như hòn bi trên đầu (nên gọi là cá thòi lòi). Từ nhiều năm trước, tay nghề thượng hạng của các đầu bếp Đất Mũi đã đưa chúng tiến thẳng vào nhà hàng Cà Mau và nhiều địa phương khác, thực sự trở thành món đặc sản.

Sự phong phú, sinh động của các sản phẩm trên đang góp phần tăng sức hấp dẫn và làm phong phú sự trải nghiệm của du khách đối với vùng đất Mũi này.

Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau chia sẻ, nhìn lại kết quả 5 năm triển khai thực hiện Đề án xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch Đất Mũi (giai đoạn 2015-2020), thật sự là cú hích cho các tổ chức, cá nhân, nghiên cứu, đầu tư phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch cho đất Mũi. Trong đó, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã và đang tìm đến và có kế hoạch hợp tác với các đối tác địa phương.

Năm 2021 này, Sở đã tham mưu, đề xuất với tỉnh ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nhất là đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến đường đến các điểm du lịch cộng đồng; Xây dựng sản phẩm mới, hoàn thiện các sản phẩm du lịch theo Đề án được duyệt; Xây dựng kết nối các lễ hội nhằm quảng bá sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương...

Tin rằng kinh tế du lịch Đất mũi Cà Mau sẽ chuyển động mạnh hơn trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.