Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

AI được huấn luyện để nghe âm thanh sự sống của san hô

PV - 07:15, 07/06/2022

Các nhà khoa học nghe một đoạn âm thanh được ghi lại dưới nước ngoài khơi các hòn đảo ở miền trung Indonesia, họ nghe thấy âm thanh giống như tiếng lửa trại của một rạn san hô đầy ắp sự sống.

Một nhà nghiên cứu lắp đặt đầu thu sóng trong nước (hydrophone) ở biển thuộc quần đảo Spermonde, Indonesia. Ảnh: Tim Lamont, Đại học Exeter, Anh.
Một nhà nghiên cứu lắp đặt đầu thu sóng trong nước (hydrophone) ở biển thuộc quần đảo Spermonde, Indonesia. Ảnh: Tim Lamont, Đại học Exeter, Anh.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học từ các trường đại học Anh và Indonesia vừa được công bố trên tạp chí Ecological Indicators, họ sử dụng hàng trăm đoạn âm thanh như vậy để đào tạo chương trình máy tính theo dõi sức khỏe của rạn san hô bằng cách lắng nghe âm thanh từ nó.

Chuyên gia khoa học đời sống và trưởng nhóm nghiên cứu Ben Williams cho biết, rạn san hô khỏe mạnh có âm thanh hỗn loạn "như tiếng lửa trại" từ tất cả các sinh vật sống trên và trong san hô. Trong khi đó, âm thanh từ một rạn san hô bị xuống cấp có vẻ hoang tàn hơn.

Theo nghiên cứu này, hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) phân tích cú pháp các điểm dữ liệu như tần số và độ lớn của âm thanh từ các đoạn âm thanh và có thể xác định với độ chính xác ít nhất 92% liệu xem rạn san hô còn khỏe mạnh hay đang suy thoái.

Các nhà khoa học hy vọng hệ thống AI mới này sẽ giúp các nhóm bảo tồn trên khắp thế giới theo dõi sức khỏe rạn san hô hiệu quả hơn.

Các rạn san hô đang chịu áp lực từ lượng khí thải carbon do con người tạo ra đã làm bề mặt đại dương nóng lên 0,13 độ C mỗi thập kỷ và tăng nồng độ axit lên 30% kể từ kỷ nguyên công nghiệp.

Một đầu thu sóng trong nước (hydrophone) được đặt trên rạn san hô ở biển thuộc quần đảo Spermonde, tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia để ghi lại âm thanh dưới nước. Ảnh: Tim Lamont, Đại học Exeter, Anh.
Một đầu thu sóng trong nước (hydrophone) được đặt trên rạn san hô ở biển thuộc quần đảo Spermonde, tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia để ghi lại âm thanh dưới nước. Ảnh: Tim Lamont, Đại học Exeter, Anh.

Theo Mạng lưới giám sát rạn san hô toàn cầu, khoảng 14% san hô trên thế giới đã biến mất từ ​​năm 2009 đến 2018, diện tích này gấp 2,5 lần Vườn quốc gia Grand Canyon ở Mỹ.

Mặc dù che phủ chưa đến 1% đáy đại dương, các rạn san hô hỗ trợ hơn 25% đa dạng sinh học biển, bao gồm rùa, cá và tôm hùm, khiến chúng trở thành mảnh đất màu mỡ cho ngành đánh bắt cá toàn cầu.

Nhà bảo tồn Indonesia và giảng viên tại khoa khoa học biển của Đại học Hasanuddin Syafyudin Yusuf cho biết, nghiên cứu này sẽ giúp theo dõi sức khỏe rạn san hô ở Indonesia.

Các nhà nghiên cứu cũng hy vọng sẽ thu thập được các bản ghi âm thanh dưới nước từ các rạn san hô ở Australia, Mexico và Quần đảo Virgin để giúp đánh giá tiến độ của các dự án phục hồi san hô./.

Tin cùng chuyên mục
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.