Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

"An dân” - Mô hình hiệu quả ở Phù Khả 1

An Yên - 06:13, 15/11/2023

An dân để ổn định cuộc sống, không nghe lời kẻ xấu, chăm chỉ làm ăn, phát triển kinh tế… đang là mô hình mang nhiều ý nghĩa, ở bản Phù Khả 1, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Sau gần hai năm thực hiện, mô hình này đã khẳng định được những hiệu quả lớn. Bằng chứng rõ ràng nhất, là bản làng bình yên, đời sống của đồng bào dân tộc nơi đây đang thêm nhiều chuyển biến tích cực.

Tên mô hình được gắn ngay ngắn đầu lối vào của bản Phù Kha 1
Tên mô hình được gắn ngay ngắn đầu lối vào của bản Phù Kha 1

Bản Phù Khả 1, là bản có 100% dân số là đồng bào Mông sinh sống.  Đời sống người dân ở Phù Khả 1 rất khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, ngô, gừng và nuôi gia súc, gia cầm… mang nặng tính tự cung tự cấp. Toàn bản có 84 hộ với 520 khẩu, thì có tới 56 hộ nghèo, 14 hộ cận nghèo. Tuy nhiên, đó chưa phải là điều đáng lo nhất...

Nỗi day dứt với cấp ủy, chính quyền và ngay cả bà con dân bản, là một số hộ dân ở Phù Khả 1 đã nghe theo kẻ xấu xúi giục, vì những cái lợi trước mắt mà tham gia hoạt động tôn giáo trái pháp luật, từ bỏ những phong tục truyền thống văn hóa của dân tộc, gây bức xúc trong dòng họ, làm xáo trộn tình hình trị an trong bản.

Đồng bào Mông ở bản Phù Khả 1 thường xuyên vệ sinh đường làng ngõ bản
Đồng bào Mông ở bản Phù Khả 1 đã quan tâm thường xuyên vệ sinh đường làng ngõ bản

Trước những khó khăn đó, Ban Chỉ đạo phong trào “Dân vận khéo” huyện Kỳ Sơn đã chỉ đạo hệ thống dân vận các cấp, tập trung xây dựng mô hình “An dân” và mô hình “Giúp dân no đủ, tự chủ bản làng” tại bản Phù Khả 1, với các nội dung như vận động Nhân dân tích cực sản xuất; gìn giữ bản sắc văn hóa tốt đẹp, phòng, chống nạn tảo hôn, truyền đạo trái pháp luật; giữ gìn vệ sinh môi trường tại khu dân cư.

Ngày 1/12/2021, Lễ ra mắt mô hình “An dân” và ký kết triển khai thực hiện mô hình “Giúp dân no đủ, tự chủ bản làng” năm 2021 và những năm tiếp theo tại bản Phù Khả 1 đã được tổ chức, với sự tham gia Ban Dân vận Huyện ủy Kỳ Sơn, Đồn Biên phòng Na Ngoi, Đảng ủy xã Na Ngoi.

Thành viên trong các tổ của mô hình
Các thành viên trong các tổ của mô hình "An dân" cùng bà con bản Phù Khả 1

Để thực hiện hiệu quả mô hình, Ban chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch, với các nội dung cụ thể theo từng giai đoạn. Trước mắt, các tổ tuyên truyền đã được thành lập, tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân ký cam kết phòng, chống tảo hôn và sinh con sớm; hỗ trợ tập huấn kĩ thuật xử lý giống, dọn rẫy, phòng trừ sâu bệnh cho cây gừng; huy động các nguồn lực để hỗ trợ mua công cụ sản xuất cho hộ nghèo.

Các thành viên tổ dân vận đã đến từng hộ dân tuyên truyền thay đổi tư duy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhân rộng thành công việc sản xuất 2 vụ/năm giống lúa thiên ưu 8.J02, ngô vụ đông xuân trên ruộng bậc thang, hạn chế tình trạng chặt cây, phá rừng làm rẫy; vận động các hộ gia đình có ruộng lúa tăng thêm vụ đông xuân để đảm bảo lương thực và có sản phẩm làm hàng hóa.

Điều rất đáng chú ý, bản Phù Khả 1 cũng đã ban hành nội quy được Nhân dân hưởng ứng tích cực, trong đó có nội dung gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, không tin, theo các tôn giáo chưa được chính quyền công nhận, cấp phép hoạt động trên địa bàn.

 Bằng nhiều hình thức linh hoạt từ thành lập các tổ tuyên truyền tới hội viên, đoàn viên, phát huy vai trò Người có uy tín, già làng, trưởng bản, trưởng họ đến từng nhà tuyên truyền vận động..., đồng bào Mông trong bản đã hiểu rõ bản chất của các đối tượng xấu, không tin, không nghe các luận điệu xuyên tạc, các hoạt động gây mất an ninh trật tự trên địa bàn. Đồng bào, đã yên tâm lao động sản xuất, giữ gìn sự đoàn kết trong họ tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Mông. Hoạt động vệ sinh làng bản được tổ chức định kỳ, đường liên bản, đường vào khu vực sản xuất, chăn nuôi được phát quang, dọn dẹp sạch sẽ.

Bình yên ở bản Phù Khả 1 xã Na Ngoi huyện Kỳ Sơn
Bình yên ở bản Phù Khả 1,xã Na Ngoi

Ông Lầu Bá Chò, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Kỳ Sơn là người trực tiếp tham mưu và theo sát mô hình từ ngày đầu hình thành. Ông cho biết: Thành công nhất của mô hình là giúp đồng bào Mông tại bản Phù Khả 1 giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, không tin, không nghe theo kẻ xấu, chăm chỉ lao động, sản xuất. Người dân giảm bớt sự phụ thuộc vào khai thác rừng, tăng gia sản xuất trên diện tích đất nông nghiệp, số hộ nghèo trên địa bàn xã đã giảm còn 44 hộ. Thời gian tới, huyện sẽ nhân rộng mô hình này ra các xã trên địa bàn huyện.

Còn Bí thư Chi bộ bản Phù Khả 1, Vừ Bá Tổng thì rạng rỡ nói: Giờ thì ổn rồi. Ngoài sự vào cuộc tuyên truyền, vận động của Người có uy tín, già làng, trưởng bản và sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và lực lượng chức năng trên mọi mặt trận nên tình hình ở bản đã yên. Người dân phấn khởi, ưng cái bụng lắm. Bây giờ, mọi người chỉ lo làm ăn để đuổi cái nghèo thôi./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.