Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công bố Lễ hội Dinh Cô là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lê Vũ - Bảo Trần - 19:01, 02/03/2023

Ngày 2/3, tại Khu di tích Dinh Cô, thị trấn Long Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đưa lễ hội truyền thống - Lễ hội Dinh Cô vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công bố Lễ hội Dinh Cô là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Thừa ủy quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Đặng Minh Thông - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; ông Nguyễn Văn Xinh - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu trao Giấy chứng nhận cho Ban Quản lý di tích Dinh Cô và tặng hoa chúc mừng lãnh đạo huyện Long Điền

Tham dự buổi lễ có các ông: Đặng Minh Thông - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và đông đảo người dân thị trấn Long Hải.

Tại chương trình, các đại biểu cùng ôn lại lịch sử hình thành Lễ hội Dinh Cô; quá trình lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa Lễ hội Dinh Cô vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Dinh Cô là lễ hội truyền thống, được tổ chức cách đây hơn 100 năm, từ lễ vía cô dần phát triển thành lễ hội với ý nghĩa cầu an trên biển, cầu quốc thái dân an.

Đây là một trong những lễ hội lớn ở vùng biển Nam Bộ, tổ chức tại Khu Di tích Dinh Cô - Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, nằm dưới chân núi Thùy Vân, thị trấn Long Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Lễ hội diễn ra từ ngày 10 - 12/2 âm lịch hằng năm, thu hút hàng chục ngàn ngư dân và du khách đến tham dự.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công bố Lễ hội Dinh Cô là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 1
Sân khấu hóa tái hiện quá trình hình thành Lễ hội Dinh Cô

Phát biểu tại Lễ công bố, ông Đặng Minh Thông - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định: Việc Lễ hội Dinh Cô được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương, mà còn góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự phong phú, đa dạng của kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để bạn bè trong nước và quốc tế biết nhiều hơn về nét đẹp văn hóa của vùng đất ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương chung tay bảo vệ di sản, từ đó kế thừa và phát triển hơn nữa về quy mô cũng như giá trị; duy trì và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Dinh Cô; đa dạng hóa các hoạt động giới thiệu, quảng bá giá trị Lễ hội Dinh Cô Long Hải; gắn việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa với phát triển kinh tế tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.