Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển du lịch trong thời kỳ công nghệ 4.0

PV - 15:52, 19/02/2019

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tạo ra cơ hội phát triển đột phá trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực du lịch. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với vai trò là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước đã và đang tích cực phát huy tiềm lực, phát triển hiệu quả “ngành công nghiệp không khói” dưới sự hỗ trợ của công nghệ số phát triển thông minh, hiệu quả.

Bà Rịa-Vũng Tàu có đầy đủ tiềm năng biển, núi, rừng, nguồn nước khoáng nóng tự nhiên 820C để phát triển các loại hình du lịch. Cùng với đó, Bà Rịa-Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có hệ thống cảng biển và mạng lưới giao thông bộ, thủy thuận lợi cùng nhiều bãi tắm đẹp. Trên địa bàn còn có hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ hội dân gian gắn với phong tục tập quán của cư dân miền biển như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu; Nhà tù Côn Đảo; Nghĩa trang Hàng Dương… Thánh thất Cao Đài (TX. Phú Mỹ); Làng nghề làm bánh tráng, nấu rượu, chợ Hòa Long (TP. Bà Rịa); Nhà cổ Nguyễn Hoàng (thị trấn Long Điền); Tượng Chúa giang tay, Tịnh xá Niết Bàn, Đình Thần Thắng Tam, Bạch Dinh (TP. Vũng Tàu)…

Biển Vũng Tàu- nơi níu chân du khách khi đến Vũng Tàu. Biển Vũng Tàu- nơi níu chân du khách khi đến Vũng Tàu.

Hằng năm, ngành Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá và đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của tỉnh. Lượng khách du lịch đến Bà Rịa-Vũng Tàu tăng trưởng bình quân hơn 12,9% năm, tổng thu từ khách du lịch tăng bình quân 15,9% năm. Doanh thu từ hoạt động du lịch khoảng 4.252 tỷ đồng (trong đó doanh thu từ dịch vụ lưu trú là 1.572 tỷ đồng).

Để theo kịp với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin (CNTT) trong du lịch, hiện nay, các doanh nghiệp du lịch lớn đều quan tâm sử dụng internet trong hoạt động quảng cáo và kinh doanh. Chỉ cần vài thao tác tìm kiếm đơn giản trên internet, các thông tin du lịch, các sản phẩm dịch vụ du lịch, việc đặt tour đều có thể đáp ứng khách hàng một cách nhanh chóng. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư website trở thành kênh thông tin quan trọng trên thị trường.

Có thể nói, CNTT chính là nền tảng để hướng đến phát triển một ngành Du lịch chất lượng cao. Đây cũng là định hướng quan trọng cho ngành Du lịch mà Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch chất lượng cao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 đề ra.

Du khách đến thăm quan và viếng mộ chị Võ Thị Sáu tại Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu). Du khách đến thăm quan và viếng mộ chị Võ Thị Sáu tại Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu).

Để thực hiện các mục tiêu Nghị quyết này, ngành Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã và đang tăng cường đẩy mạnh vai trò của CNTT trong các chính sách phát triển du lịch. Cụ thể, Sở Du lịch tỉnh đã cùng Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu đến với du khách trong nước và quốc tế thông qua hệ thống dịch vụ viễn thông và CNTT. Theo đó, Tập đoàn VNPT sẽ tư vấn và phối hợp cùng Sở Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu xây dựng và triển khai Đề án tổng thể ứng dụng CNTT tiếp cận cách mạng công nghệ 4.0 trong ngành Du lịch. Theo nội dung thỏa thuận này, 2 bên sẽ phối hợp: Xây dựng cổng thông tin du lịch, mô hình khu du lịch, điểm du lịch, các giải pháp công nghệ, dịch vụ viễn thông, hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, thu thập, điều tra thông tin và dịch vụ viễn thông, truyền thông SMS dựa trên vị trí; wifi công cộng miễn phí cho khách du lịch tại các điểm du lịch…; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch điện tử (E-Marketing), các ứng dụng phần mềm du lịch; Bản đồ số hóa, quảng cáo thông minh phục vụ cho du khách và người dân khi đi du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Ông Trịnh Hàng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết: Việc ứng dụng CNTT trong ngành Du lịch là một trong những giải pháp đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam nói chung và Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng. Năm 2019 là giai đoạn đầu để phát triển du lịch thông minh tại thành phố. Do vậy, ngành Du lịch tỉnh tiếp tục triển khai mạnh mẽ các ứng dụng công nghệ, phối hợp với doanh nghiệp lữ hành, các điểm đến du lịch để đáp ứng nhu cầu và xu hướng du lịch mới của du khách trong nước và quốc tế.

BẰNG GIANG

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.