Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Bắc Giang: Đời sống người dân vùng DTTS thay đổi nhờ chính sách tín dụng

Vân Khánh - 18:14, 04/10/2022

Sau 20 năm triển khai Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đời sống người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có nhiều thay đổi tích cực.

Mô hình nuôi trâu thương phẩm của người dân được hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụng chính sách.
Mô hình nuôi trâu thương phẩm của người dân được hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụng chính sách.

Hỗ trợ tạo sinh kế vùng DTTS

Bảo Sơn là một trong 4 xã của huyện miền núi Lục Nam (Bắc Giang), có tới 4 thôn đặc biệt khó khăn. Những năm gần đây, hàng loạt chương trình, dự án, trong đó có các chương trình tín dụng ưu đãi do Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tổ chức thực hiện đã mang đến sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới...

Như câu chuyện của ông Lâm Văn Vạn ở thôn Đồng Cống (xã Bảo Sơn) từng nhiều năm liền là hộ nghèo, hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, nay đã vươn lên thoát nghèo thành công. Ông Lâm Văn Vạn chia sẻ: “Từ năm 2019, gia đình tôi được Tổ tiết kiệm và vay vốn của thôn hướng dẫn làm hồ sơ vay 100 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo trong 5 năm”.

Với số vốn này, ông Vạn đã thuê máy móc, nhân công và mua phân bón cải tạo gần 2 ha đồi rừng trồng dứa, bạch đàn. Sau hơn một năm, khoảng 1 ha dứa cho thu hoạch, sản lượng đạt 40 tấn, thu về 280 triệu đồng, trừ chi phí, lãi hơn 100 triệu đồng. Những năm sau, ông tiếp tục trồng dứa, đến nay gia đình đã thoát nghèo.

Ở thôn Đồng Cống, không chỉ gia đình ông Vạn mà nhiều hộ đồng bào DTTS đã tận dụng sự hỗ trợ của chính quyền và nguồn vốn tín dụng chính sách để vươn lên thoát nghèo. Điển hình như anh Vi Văn Phúc cũng được NHCSXH huyện Lục Nam cho vay 100 triệu đồng để xây dựng mô hình trồng dứa trên đồi theo quy trình VietGAP. Nhờ chịu khó học hỏi và áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, đồi dứa đã mang lại nguồn thu lớn cho gia đình.

Có thể nói, nhờ đồng vốn hỗ trợ kịp thời mà Bảo Sơn đã bứt phá ngoạn mục. Nhiều sản phẩm nông nghiệp, trong đó có cây dứa đã được công nhận chất lượng 3 sao và trở thành “cây thoát nghèo nhanh, bền vững” của đồng bào các DTTS vùng cao Bảo Sơn.

20 năm đồng hành cùng người nghèo

Trong suốt 20 năm qua, người dân trong tỉnh, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách đã quen thuộc với hình ảnh cán bộ ngân hàng hằng tháng có mặt tại trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn để giải ngân, thu nợ, thu lãi và nhận tiền gửi của khách hàng. Với phương châm “giao dịch tại nhà - giải ngân, thu nợ tại xã”, đến nay ngân hàng xây dựng được 209 điểm giao dịch tại 209 xã, phường, thị trấn.

Cán bộ Ngân hàng CSXH giải ngân vốn vay cho khách hàng.
Cán bộ Ngân hàng CSXH giải ngân vốn vay cho khách hàng.

Từ 3 chương trình tín dụng ban đầu (cho vay hộ nghèo, giải quyết việc làm, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn) với dư nợ 227 tỷ đồng, đến nay Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Giang đang thực hiện 20 chương trình như: Cho vay hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ mới thoát nghèo; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ tạo việc làm, duy trì tạo việc làm; trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi; hộ nghèo về nhà ở...

Trong 20 năm thực hiện tín dụng chính sách theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, toàn tỉnh Bắc Giang đã có 720.344 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn với doanh số cho vay đạt 15.584 tỷ đồng.

Ông Hà Quốc Quân, Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Giang cho biết, ngân hàng không trao “con cá” mà trao “cần câu” để các đối tượng chính sách đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Qua đó giúp gần 177 nghìn lượt hộ thoát nghèo; tạo việc làm cho hơn 58 nghìn lao động; gần 154 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn trang trải chi phí học tập, mua thiết bị học tập trực tuyến; hỗ trợ xây mới, xây dựng, sửa chữa hơn 10 căn nhà cho hộ nghèo....

Thời gian tới, Ngân hàng tiếp tục duy trì sự phát triển ổn định, bền vững, bảo đảm chuyển tải tốt các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách khác. Phấn đấu tăng trưởng tín dụng bình quân 8-10%/năm; 100% hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ. Chất lượng tín dụng ngày càng cao, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,1%...

Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.