Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Bắc Giang: Tiếp tục nâng cao nhận thức phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Mỹ Dung - 19:43, 17/03/2023

Ngày 17/3, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) kiểm tra kết quả thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại tỉnh Bắc Giang.

Phó Vụ trưởng Vụ Trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo Sái Công Hồng phát biểu tại buổi làm việc
Phó Vụ trưởng Vụ Trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo Sái Công Hồng phát biểu tại buổi làm việc

Đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang có 707 cơ sở giáo dục. Mạng lưới trường, lớp được sắp xếp theo hướng tinh gọn, giảm dần các trường có quy mô nhỏ, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của con em Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Tỉnh được Bộ GD&ĐT công nhận đạt Chuẩn phổ cập giáo dục cấp THCS mức độ vào 2 tháng 5/2018; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 vào tháng 12/2016, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi tháng 12/2013.

Trong năm 2022 toàn tỉnh Bắc Giang dành khoảng 789 tỷ đồng từ nhiều nguồn lực cấp huyện, xã và Nhân dân đóng góp để xây trường, lớp học, mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng giáo viên, ứng dụng phần mềm quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Tỷ lệ kiên cố hóa, xây dựng trường Chuẩn Quốc gia tại Bắc Giang đạt cao so với mặt bằng chung toàn quốc.

Tại buổi làm việc, Phó Vụ trưởng Vụ Trung học - Bộ GD&ĐT Sái Công Hồng - Trưởng đoàn kiểm tra đánh giá cao những kết quả tỉnh Bắc Giang đã đạt được trong công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trong thời gian qua. Đồng thời, ông đề nghị tỉnh Bắc Giang tiếp tục chỉ đạo các địa phương quan tâm bố trí kinh phí từ ngân sách, huy động nguồn lực xã hội hóa từng bước xóa dần phòng học cấp 4, nâng tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp, trường học đạt Chuẩn Quốc gia; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đối với sự phát triển KT- XH của địa phương; quan tâm tập huấn, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có năng lực chuyên môn tốt; …

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.