Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Bài thuốc hay từ bổ cốt chỉ

Như Ý - 10:52, 17/02/2022

Bổ cốt chỉ hay còn gọi là phá cố chi, phản cố chỉ, hồ cố tử, phá cốt tử, cát cố tử, hạt đậu miêu... có tính ấm, vị cay, đắng mà ngọt. Bổ cốt chỉ thuộc nhóm thuốc bổ dưỡng trong y học cổ truyền có công dụng trừ hàn, chữa đau lưng do thận hư, thận hư sinh hen, đau bụng do lạnh…Sau đây là một số bài thuốc từ bổ cốt chỉ mời bà con tham khảo.

Bổ cốt chỉ có thể dùng tươi, phơi khô, tán thành bột, làm thành viên hoàn, nấu thành cao hoặc sắc lấy nước thuốc để uống.
Bổ cốt chỉ có thể dùng tươi, phơi khô, tán thành bột, làm thành viên hoàn, nấu thành cao hoặc sắc lấy nước thuốc để uống.

Trị đau lưng do thận hư: Bổ cốt chỉ 30g, sao, tán bột, uống với rượu nóng, mỗi lần 9g hoặc thêm mộc hương 3g.

Chữa tiêu lỏng, tiêu chảy, kiết lỵ mãn tính: Sử dụng bổ cốt chỉ (sao) 30g, anh túc xá (nướng kỹ) 120g, tán thành bột mịn, gia thêm mật ong luyện thành viên hoàn, to bằng hạt long nhãn. Mỗi lần dùng uống 1 viên với nước gừng và táo.

Chữa răng sâu, đau buốt lên đỉnh đầu: Sử dụng bổ cốt chỉ (sao) 15g, nhũ hương 7,5g, tán thành bột, thoa vào răng đau. Hoặc có thể làm thành viên hoàn, dùng nhét vào chỗ răng đau hằng ngày.

Chữa chứng đái dầm, di tinh, liệt dương: Sử dụng bổ cốt chỉ, bồ đào nhục, thỏ ty tử, mỗi vị 12g, dùng uống với nước muối nhạt, mỗi ngày 2 lần.

Trị chứng đái dầm: Dùng bổ cốt chỉ, tán thành bột mịn, mỗi lần dùng uống 8g, mỗi ngày uống 2 lần.

Chữa chứng tiểu nhiều: Dùng 100g bổ cốt chỉ (ngâm rượu sao), tiểu hồi (sao) 100g, tán nhỏ, trộn đều, làm thành viên hoàn. Mỗi tối trước khi đi ngủ dùng uống với nước ấm. Trẻ từ 3 – 9 tuổi, uống 1 – 3g, trẻ từ 10 – 12 tuổi, uống 2 – 5g.

Chữa tử cung xuất huyết: Dùng bổ cốt chỉ và xích thạch chi, phân lượng bằng nhau, chế thành thuốc viên, dùng để cầm máu.

Trị hói tóc, bạch đới: Dùng bổ cốt chỉ 40g, ngâm với 100ml cồn 75% trong 5 – 7 ngày. Dùng bôi lên vùng da bệnh và chích vào bắp một ngày 1 lần, mỗi lần 5ml.

Chữa chứng bạch cầu giảm: Sử dụng bổ cốt chỉ luyện với mật ong làm thành viên hoàn, mỗi viên nặng khoảng 6g. mỗi lần dùng uống 3 lần, mỗi lần 1 – 3 hoàn hoặc 3g bột thuốc.

Điều trị suy nhược cơ thể, hư lao: Sử dụng bổ cốt chỉ 480g, ngâm qua rượu suốt một đêm, mang phơi nắng, lại cho thêm một thăng dầu mè, trộn đều cho đến khi nào hạt mè không còn nổ thì dừng. Xong rây bỏ mừ, chỉ dùng Bổ cốt chỉ tán thành bột mịn. Dùng giấm nấu, làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt ngô đồng, dùng uống lúc đói bụng, với rượu nóng hoặc nước muối loãng.

Chữa tiêu chảy do tỳ thận hư: Sử dụng bổ cốt chỉ (sao vàng) 240g và nhục đậu khấu 120 g, tán thành bột mịn. Lại dùng táo (chọn loại thịt dày) giã nhuyễn, trộn với bột thuốc, làm thành viên hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng uống 50 – 70 viên với nước cơm, uống thuốc lúc đói.

Trị chứng dương vật không thể dịu xuống được, tinh khí tự xuất: Sử dụng bổ cốt chỉ, Phí tử, mỗi vị cùng 30g, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 9g sắc với 2 chén nước, khi còn lại 6 phần thì dùng uống. Ngày uống 3 lần cho đến khỏi hẳn thì dừng.

Chữa chấn thương gây đau lưng: Sử dụng bổ cốt chỉ (sao), lạt quế, phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 6g với rượu.

Chữa đau lưng do có thai: Sử dụng bổ cốt chỉ 60g, sao vàng, tán bột. Trước khi dùng thuốc cần nhai nửa trái hồ đào nhục. Sau đó uống 6g dược liệu cùng với rượu nóng, uống thuốc lúc đói.

Chữa thận hư gây đau răng lâu ngày: Dùng bổ cốt chỉ 60g, thanh diêm 15g, sao vàng, tán thành bột, bôi vào răng đau./.

Tin cùng chuyên mục
Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau còn có tên gọi khác là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, soọng ca, thài léng,… có vị cay, tính ấm. Cây ngải cau thường được sử dụng cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục...Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây ngải cau mời các bạn tham khảo.