Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Tác dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây tô mộc

Như Ý - 11:30, 29/11/2021

Tô mộc hay còn được gọi với tên khác là tô phượng, co vang hay cây gỗ vang… có tính bình, vị ngọt, không có độc. Đây là một loại cây thường mọc hoang hay được trồng để lấy gỗ ở nước ta. Tuy nhiên ít ai ngờ rằng đây còn là một loại cây thuốc Đông y, với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây tô mộc mời bà con tham khảo.

Tô Mộc là vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong đông y
Tô Mộc là vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong đông y

Hỗ trợ điều trị gãy xương: Dùng 10g tô mộc, 12g lá móng tay, ngải cứu, huyết giác, 8g nghệ. Có thể sắc uống hoặc nấu thành cao pha nước uống trong ngày.

Phụ nữ huyết trệ, kinh bế, bụng đau: Tô mộc, xuyên khung, hồng hoa, mỗi vị 6g; xích thược, quy vĩ, ngưu tất, đào nhân, mỗi vị 10g; sinh địa 15g, hổ phách 1,5g; hương phụ, ngũ linh chi, mỗi vị 8g, hoàn viên bé bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 10 viên, ngày 2 - 3 lần. Dùng liền 10 trước chu kỳ kinh.

Chữa kinh nguyệt không đều: Tô mộc 10g, huyền hồ sách 6g, sơn tra 10g, hồng hoa 3g, ngũ linh chi 8g, đương quy thân 10g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm, đổ 600ml nước, sắc nhỏ lửa còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Dùng 15 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt.

Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ mới mắc: Tô mộc 30g, sa sàng 20g, ngũ bội tử 20g, hoàng bá 20g, binh lang 10g. Hoặc: Tô mộc 30g, ngũ bội 20g, hoàng đằng 20g, hoàng liên 10g. Ngày đun 1 thang. Cách làm: Cho tất cả các vị thuốc vào ấm, đổ 2 lít nước đun sôi 10 - 15 phút rồi chắt thuốc ra chậu nước sạch. Sau mỗi lần đi đại tiện xong, rửa sạch hậu môn rồi ngâm 10 - 15 phút. Sau khi ngâm xong nằm nghỉ 15 phút rồi mới đi lại. Bài thuốc có công dụng làm mềm, làm khô búi trĩ để có thể tự co lên.

Chữa ra huyết sau khi sinh nở: Dùng tô mộc 12g, sắc với 200ml, đun sôi rồi hạ lửa nhỏ đến khi cạn nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Duy trì liên tục trong vòng 5 ngày.

Chữa vết thương phần mềm, chữa lỵ ra máu: Sử dụng cây tô mộc 20g, 200g cây sài đất, đem sắc với 600ml nước, đun sôi trong 2 tiếng đến khi cạn còn 250ml. Lọc lấy nước rồi bảo quả dùng trong một tuần.

Dùng nước thuốc bôi rửa vào vết thương như thuốc sát trùng hoặc có thể thấm vào gạc rồi đắp lên.

Trị liệt dây thần kinh số 7 do sang chấn: Dùng 8g tô mộc, đan sâm, xuyên khung, ngưu tất, mỗi loại dùng 12g, uất kim 8g, chỉ xác, trần bì, hương phụ mỗi vị 6g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.

Tác dụng giảm sưng đau do chấn thương bị tụ máu: Dùng 15g tô mộc, 4g phàn mộc miết chế, 10g một dược, 10g huyết kiệt, 10g nhũ hương, 2g đinh hương cùng 0.5g xạ hương. Đem tất cả các nguyên liệu tán bột, uống 2 lần/ngày, mỗi lần 4g.

Uống với nước ấm hoặc với rượu trắng. Kết hợp với bột tô mộc bôi vào miệng vết thương giúp cầm máu, kháng viêm và chống bị nhiễm trùng.

Điều trị sưng dương vật: Chuẩn bị 10g tô mộc cùng với 200ml rượu. Đem dược liệu sắc cùng với rượu, sau đó dùng thuốc rượu này uống mỗi ngày.

Bụng ậm ạch do huyết ứ: Tô mộc, đương qui mỗi vị 16g, xích thược, xuyên khung mỗi vị 14g, hồng hoa, đào nhân, thán khương mỗi vị 6g, cam thảo 4g. Đem tất cả các vị trên cho vào sắc chung với 550ml nước, sắc với lửa nhỏ đến khi còn 150ml, chia làm 2 lần uống, mỗi ngày một thang. Uống liền 1 tuần.

Lưu ý

Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người huyết hư ứ trệ không được dùng./.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.