Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Bài thuốc từ cây rau muống

Như Ý - 14:43, 13/06/2023

Rau muống còn có tên gọi khác là bìm bìm nước, tra khuôn có vị ngọt nhạt, tính mát. Theo Đông y, rau muống có tác dung giải nhiệt, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt… Trong rau muống có nhiều chất dinh dưỡng như: Protein, Lipid, Tro, Canxi, phốt pho, sắt, Kali và các Vitamin B1, B2, C2, PP và nhiều Acid Amin… Sau đây là một số bài thuốc từ rau muống mời các bạn tham khảo.

(Tổng hợp) Bài thuốc từ cây rau muống

Điều trị đái tháo đường: Sử dụng rau muống 60g, râu ngô 30g nấu với một lượng nước vừa đủ, dùng uống. Điều trị tiểu đường, thường dùng rau muống tía (thân màu tía) hiệu quả tốt hơn loại trắng.

Chữa quai bị: Rau muống 200 - 400g luộc kỹ, ăn cả cái lẫn nước. Có thể pha đường vào nước rau.

Chữa lở ngứa, loét ngoài da: Ngọn rau muống và lá cây vòi voi rửa sạch giã nhuyễn với ít muối đắp lên.

Điều trị kiết lỵ: Sử dụng 400g thân rau muống tươi, 4 - 6 miếng trần bì, cho thêm nhiều nước, đun nhỏ lửa trong 2 - 3 giờ, dùng uống.

Điều trị ngộ độc: Dùng 1 kg rau muống rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt, dùng uống. Có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng ngộ độc nấm, lá ngón, thủy ngân. Sau khi sơ cứu, đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu.

Nếu ngộ độc sắn (củ mì), sử dụng 100g rau muống thái thành đoạn ngắn trộn với 50g gạo tẻ, giã nhuyễn, hòa với nước, dùng uống.

(Tổng hợp) Bài thuốc từ cây rau muống 1

Điều trị mẩn ngứa do dị ứng thời tiết: Sử dụng 30g rau muống, 15g râu ngô, 10 củ mã thầy sắc với 700 ml nước đến khi còn 300 ml thì chia thành 3 lần uống trong ngày.

Trị rôm sảy, mẩn ngứa do nóng: Rau muống rửa sạch nấu nước tắm, rửa rất hiệu nghiệm. Hoặc rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10 củ. Tất cả cho vào ấm đổ 500 ml nước sắc còn 250 ml nước uống hằng ngày.

Chữa nóng ruột, ợ chua: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt khô 12g. Tất cả rửa sạch, cắt khúc sao qua cho vào ấm đổ 750 ml nước sắc còn 250ml chia 2 lần uống lúc đói. Dùng liền 1 tuần.

Trị bí tiểu do nhiệt: Rau muống một nắm, râu ngô 12g, rễ chanh 12g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 550 ml nước sắc còn 200ml chia 2 lần. Dùng liền 10 ngày. Hoặc có thể rau muống tươi rửa sạch, giã nát lấy nước thêm chút mật ong cho dễ uống, mỗi lần 30 - 50ml.

(Tổng hợp) Bài thuốc từ cây rau muống 2

Điều trị thủy đậu ở trẻ em: Dùng một lượng rau muống vừa phải nấu nước dùng tắm, thoa, rửa vùng da bệnh.

Điều trị lở loét, giời leo, nhiễm trùng da: Sử dụng lá cây vòi voi và ngọn rau muống rửa sạch, giã cùng với muối dùng đắp lên vết thương.

Điều mụn lở không liền da: Khi mụn lở loét, miệng vết thương lõm sâu có thể ăn nhiều rau muống để nhanh chóng liền da, sinh thịt.

Chữa vết thương, vết mổ sâu rộng: Ăn rau muống hằng ngày kích thích sinh da chóng đầy miệng (những trường hợp có cơ địa sẹo lồi không nên dùng trong thời gian chưa liền sẹo).

Giảm đường máu: Bệnh nhân tiểu đường nên dùng rau muống thường xuyên.

Điều trị bí tiểu, phù thũng do bệnh thận: Sử dụng một nắm rau muống, rễ tranh, râu ngô, mỗi vị 12 g sắc lấy nước, dùng uống. Mỗi ngày uống một thang.

Chữa chảy máu mũi, lưỡi đỏ, ù tai, chóng mặt, khát nước, tâm phiền muộn: Dùng 150g rau muống, 12g cúc hoa đun sôi với một lượng nước vừa đủ trong 20 phút, lọc lấy nước uống.

(Tổng hợp) Bài thuốc từ cây rau muống 3

Chữa chứng viêm lưỡi, viêm viền môi, thiếu Vitamin B12: Dùng 100g rau muống nấu canh với 50g hành tươi, dùng ăn hàng ngày.

Giảm sốt, khó thở: Rau muống, mướp đắng, hai thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát đắp lên ngực hoặc trán sẽ giảm sốt và khó thở.

Chữa mụn nhọt: Rau muống tươi giã nát với mật ong vừa đủ. Ðánh nhuyễn đắp vào chỗ đau.

Giúp sản phụ khó sinh: Giã rau muống lấy nước cốt hòa ít rượu cho uống.

Lưu ý

Người bị sỏi thận, bệnh Gout, viêm đường tiết niệu do bệnh thận, cao huyết áp

Người bị vết thương mềm, cạn, không loét sâu không nên ăn rau muống. Bởi vì có thể làm tăng sinh tế bào, sinh thịt dễ dẫn đến các vết sẹo lồi, vết thâm trên da.

Bệnh nhân điều trị nội, ngoại khoa không được khuyến khích ăn rau muống. Sử dụng nhiều có thể dẫn đến sẹo lồi trên da gây mất thẩm mỹ.

Bệnh nhân bệnh xương khớp không nên ăn rau muống để tránh làm tăng viêm khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Bệnh nhân điều trị bệnh bằng thuốc Đông y nói chung nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng rau muống. Bởi nó có thể làm mất tác dụng của một số loại thuốc, đặc biệt là các vị thuốc có độc tính.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.