Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Hồng hoa - dược liệu quý dành cho phái nữ

Như Ý - 21:00, 17/05/2023

Hồng hoa còn có tên gọi khác là đỗ hồng hoa, hồng lam hoa, hồng hoa thái, cây hoa rum, hạt kham, kết hồng hoa, mạt trích hoa… vị cay, tính ấm. Hồng hoa được biết đến là một loại dược liệu quý có tác dụng trong điều hòa kinh nguyệt, trị đau do ứ huyết, đau bụng kinh… rất tốt cho phái nữ. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng hồng hoa mời các bạn tham khảo.

Hồng hoa - dược liệu quý dành cho phái nữ
Hồng hoa - dược liệu quý dành cho phái nữ

Trị đau bụng kinh: Hồng hoa 6g, xuyên khung 4g, đương quy 12g, hương phụ 12g, diên hồ sách 12g. Sắc hoặc ngâm rượu uống, trước khi thấy kinh.

Hoặc dùng 3 chỉ hồng hoa, 200ml rượu trắng. Cho dược liệu vào nồi và sắc chung với rượu trên lửa nhỏ. Đến khi lượng rượu vơi đi 1 nửa thì tắt bếp. Chia thuốc đã sắc thành 3 lần uống/ngày.

Trị đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau tức ngực, đau quặn bụng, đau bụng kinh: Hồng hoa 10g, xuyên khung 10g, ngưu tất 10g. Các vị ngâm với 500ml rượu trắng trong 7 ngày. Uống sáng chiều, mỗi lần không quá 15ml trước bữa ăn 15 - 30 phút.

Kinh nguyệt không đều do huyết hư huyết ứ: Gạo nếp 100g, hồng hoa 4g, đương qui 12g, đan sâm 15g. Dược liệu sắc lấy nước bỏ bã, cho gạo vo sạch vào nấu cháo. Khi chín cho thuốc vào, nấu vừa ăn. Ăn khi đói.

Trị kinh nguyệt kéo dài sau kỳ, kinh ít, sẫm màu, có huyết khối: Hồng hoa 12g, hương phụ 18g, gạo nếp 60g. Dược liệu sắc lấy nước bỏ bã. Gạo vo sạch nấu cháo, khi chín cho nước thuốc vào, nấu vừa ăn. Ngày ăn 1 lần khi đói. Ăn trước kỳ kinh.

Dùng cho người huyết hư thiếu máu: Hồng hoa 10g, gừng tươi 8g, đậu đen 50g. Hồng hoa, gừng gói trong vải xô, nấu chín, vớt bỏ gói bã thuốc, thêm muối và chút gia vị. Ngày ăn 1 lần, liên tục trong 10 ngày.

(Tổng hợp) Hồng hoa - dược liệu quý dành cho phái nữ 1

Loại bỏ thai lưu trong bụng: Hồng hoa đun với rượu xong uống.

Hoặc kết hợp hồng hoa cùng rễ cây gấc, cỏ nụ áo, vỏ cây vông đồng, lá đào, sắc nước rồi chế thêm đồng tiện vào uống.

Trị sau khi đẻ huyết hôi không ra hết: Hồng hoa 4g, ích mẫu thảo 20g, sơn tra 20g, đường đỏ vừa đủ. Sắc uống.

Điều trị cổ họng sưng tắc nghẹn: Chuẩn bị 10g hồng hoa tươi rồi đem rửa sạch với nước muối. Tiếp đến giã nát dược liệu và chắt lấy nước, loại bã. Có thể uống thuốc từ 1 – 2 lần/ngày.

Hoặc dùng 10g hồng hoa đem rửa thật sạch ròi cho vào nồi sắc với 500ml nước lọc. Đun trên lửa nhỏ đến khi còn phân nửa. Chia thuốc ra thành 3 lần uống/ngày. Dùng liên tục trong khoảng từ 2 – 3 ngày.

Chữa huyết vận lên tim: Hồng hoa 40g, sắc cùng rượu và đồng tiện.

Dưỡng huyết: Hồng hoa cân 2g, sắc uống.

Ứ máu, thông kinh: Hồng hoa 6 – 8g, sắc hoặc ngâm rượu để dùng.

(Tổng hợp) Hồng hoa - dược liệu quý dành cho phái nữ 2

Chữa đau bụng với phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ tắc kinh lâu ngày: Hồng hoa, tô mộc, nghệ đen, đều 8g sắc, rồi cho thêm một chén rượu uống.

Điều trị ban sởi: Lấy 1,5 chỉ hồng hoa, 1,5 chỉ hoàng liên, 3 chỉ từ hảo, 2 chỉ đương qui, 3 chỉ đại thanh diệp, 3 chỉ cát căn, 3 chỉ liên kiều, 8 phân cam thảo.

Đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi đem cho vào nồi. Tiến hành sắc chung với 1 lít nước lọc đến khi nước rút xuống còn 1/3. Mỗi ngày chỉ sử dụng 1 thang thuốc duy nhất.

Điều trị sưng tấy do té ngã: Sử dụng 4 lượng hồng hoa, 4 lượng đào nhân, 4 lượng lương quy vĩ, 8 lượng chi tử. Đem các vị thuốc đem rửa thật sạch rồi để ráo. Sau đó tiến hành phơi khô dưới bóng râm và đem tán thành bột mịn. Khi bị sưng tấy do té ngã chỉ cần lấy 1 ít thuốc bột đem trộn với giấm và đun nóng. Có thể chia thuốc ra để đắp ngay tại vị trí gặp tổn thương.

Phòng và chống ban sởi: Dùng hồng hoa 3 – 5 hạt. Nhai nuốt, chiêu với nước.

Thuốc mỡ bôi chữa chàm: Dùng hồng hoa, xuyên hoàng liên, hồng đơn, chu sa, mỗi vị 4g. Tán bột hòa với mỡ trăn bôi vào chỗ chàm.

Chữa suy tim: Hồng hoa 12g; đảng sâm, bạch truật, mỗi vị 20g; thục địa, phục linh, đan sâm, ý dĩ, mỗi vị 16g; xuyên khung, đương quy, bạch thược, ngưu tất, mỗi vị 12g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm gan mạn tính: Hồng hoa 8g, bạch thược, xuyên khung, đan sâm, mỗi vị 12g, đương quy, đào nhân, diên hồ sách, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa thối tai chảy nước vàng: Sử dụng 3,5 chỉ hồng hoa, và 5 chỉ bạch phàn thứ khô và tán thành dạng bột mịn. Vệ sinh tai sạch sẽ rồi cho thuốc bột này vào lỗ tai. Với trường hợp không có hồng hoa tươi thì có thể dùng cành hay lá để thay thế.

(Tổng hợp) Hồng hoa - dược liệu quý dành cho phái nữ 3

Hoặc sử dụng 1 lượng hồng hoa và chia đều thành 4 phần bằng nhau. Tiến hành nấu sôi với 1 bát rượu và uống ngay khi còn ấm.

Điều trị bệnh đậu mùa, đậu mộc, đậu đinh: Dùng hồng hoa, trân châu, băng phiến với liều lượng bằng nhau. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch, phơi khô, tán thành bột mịn. Sau khi khảy cho ra máu độc, thoa thuốc lên. Dùng gạc băng cố định.

Lưu ý

Phụ nữ có thai hoặc kinh nguyệt nhiều không được dùng hồng hoa.

Người có huyết áp cao cũng không nên dùng vị thuốc Hồng hoa.

Không nên dùng liều lượng nhiều vì có thể gây phá huyết, tiêu huyết gây nguy hiểm.

Hồng hoa kỵ với trầm hương và xạ hương nên cần lưu ý khi kết hợp.

Để đảm bảo sức khỏe và phát huy công dụng của các bài thuốc từ Hồng hoa bạn nên gặp và tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.