Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Bài thuốc từ cây tần quy

BTK - 15:27, 24/03/2020

Cây tần quy (còn gọi là rau tần, cây húng chanh, tần dày lá, dương tửu tô) được dân gian sử dụng để điều trị các bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ em.

Bài thuốc từ cây tần quy
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chữa ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi: Sắc nhỏ lá rau tần tươi đã được rửa sạch, thêm một ít đường phèn rồi đem chưng cất thủy, sau đó vắt lấy nước uống. Còn bã lá rau tần có thể ăn hoặc ngậm nuốt cùng với nước. Mỗi ngày sử dụng 1 lần, sẽ có hiệu quả nếu dùng liên tục từ 3 - 5 ngày.

Chữa sốt cao, cảm cúm do thời tiết thay đổi thất thường: Giã nát một ít lá rau tần cùng một ít muối và một ít nước sôi để nguội, rồi vắt lấy nước uống. Bã lá rau tần để nguyên hoặc cho ít giấm hay rượu để thoa khắp mình. Nên kết hợp việc uống và thoa lá rau tần để đem lại hiệu quả hạ sốt nhanh.

Chữa các bệnh lý về da, dị ứng hoặc nổi mề đay: Sắc 15 gram lá rau tần khô với một lượng nước vừa đủ. Sắc còn 1 bát và chia làm 3 lần uống mỗi ngày. Kết hợp với việc uống, cần sử dụng một lượng rau cần tươi, rửa sạch rồi đem đi giã (có thể sử dụng một ít muối hột) đắp lên chỗ bị dị ứng, chỗ sưng. Kết hợp sử dụng rau cần vừa uống vừa đắp sẽ đem lại hiệu quả nhanh hơn.

Chữa vết thương, giảm đau do côn trùng cắn: Sử dụng ngay 20 gram lá rau cần tươi, rửa sạch rồi đem đi giã nát hoặc nhai nhuyễn đắp lên chỗ sưng đỏ, chỗ bị đau. Sau một khoảng thời gian ngắn, sẽ hết đau, không còn bị sưng đỏ.

Chữa hôi miệng: Sử dụng lượng rau tần phơi khô đem sắc đặc. Cần sử dụng thường xuyên để ngậm hoặc súc miệng hằng ngày. Lưu ý, sau khi súc miệng nhớ nhổ ra không được nuốt.

Chữa chảy máu cam: Sử dụng 20 gram lá rau cần cùng với 15 gram tắc bá, 10 gram hoa hòe và 15 gram cam thảo đất, đem đi sắc với một lượng nước vừa đủ. 

Tin cùng chuyên mục
Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau-vị thuốc dân gian

Cây ngải cau còn có tên gọi khác là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, soọng ca, thài léng,… có vị cay, tính ấm. Cây ngải cau thường được sử dụng cho nam giới thận dương hư suy, tinh lạnh, liệt dương, tay chân yếu mỏi, phụ nữ tử cung lạnh, khí hư bạch đới, tiểu đục...Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây ngải cau mời các bạn tham khảo.