Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Bài thuốc từ cây thài lài trắng

Như Ý - 10:10, 16/11/2023

Thài lài trắng còn có tên gọi khác là trai thường, thài lài, rau trai, cỏ lài trắng, rau trai trắng; cỏ chân vịt... có vị ngọt, nhạt, tính hàn. Thài lài trắng có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng, thường được dùng toàn cây để làm thuốc. Sau đây là một số bài thuốc từ cây thài lài trắng mời các bạn tham khảo.

Thài lài trắng có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng, thường được dùng toàn cây để làm thuốc
Thài lài trắng có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng, thường được dùng toàn cây để làm thuốc

Đặc điểm 

Thài lài trắng là cây thân thảo, mọc bò, cao từ 30 – 60 cm hoặc cao hơn. Thân cây nhẵn, gần như không có lông, có rễ ở các mấu. Lá mọc so le thành hai hàng, lá thon, chóp nhọn, bẹ có rìa lông ôm lấy thân, dài 2 – 6 cm, rộng 1 – 2 cm. Cụm hoa là một lá bắc rộng như mo, mỗi mo chứa 3 - 5 hoa nhỏ, xếp thành xim có cuống. Hoa nhỏ có màu lam. Quả nang, chứa 5 hạt đen. Mùa ra hoa và quả: Tháng 5 – 11.

(Tổng hợp) Bài thuốc từ cây thài lài trắng 1

Bài thuốc từ cây thài lài trắng

Chữa phỏng rạ (thủy đậu): Lấy cả cây 40-60 g, cắt bỏ rễ và hoa, rửa sạch, phơi hay sấy khô. Lấy 20-30 g thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày. Đồng thời, lấy nửa còn lại đốt thành than, tán nhỏ, rồi rắc và xoa đều vào chỗ bị phỏng rạ. Ngày làm một lần.

Điều trị viêm họng, viêm amidan: Dùng 90 – 120 g cây tươi, giã nát, vắt lấy nước uống.

Hoặc thài lài trắng 30 g phơi khô sắc nước uống.

Chữa viêm phần trên đường hồ hấp: Thài lài 30g, bồ công anh, dâu tằm 30g, sắc nước uống.

Điều trị quai bị: Thài lài trắng tươi 60 g, sắc lấy nước uống trong ngày. Các quan sát lâm sàng cho thấy, trung bình sau 1 - 2 ngày hết nôn; 1 - 4 ngày khỏi đau đầu; 2 - 6 ngày hết sưng và sốt; 4 - 6 ngày có thể khỏi.

(Tổng hợp) Bài thuốc từ cây thài lài trắng 2

Trị yết hầu sưng đau: Dùng thài lài tươi đem dược liệu rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Mỗi lần nhỏ vào họng, ngậm và nuốt từ từ.

Điều trị thổ huyết: thài lài trắng tươi 60 - 90g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

Điều trị viêm cầu thận cấp, phù thũng, tiểu ít: Lấy thài lài trắng 30 g, cỏ xước 30 g, mã đề 30 g, đem sắc nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi.

Điều trị phong thấp, viêm khớp và phù tim: Thài lài trắng 40 g, rửa sạch, thái nhỏ và đậu đỏ 40 g. Đổ 800 ml nước ninh cho nhừ, sau đó cho Thài lài trắng vào rồi đun lửa nhỏ trong 10 phút, thêm chút đường, ăn cả cái và nước. Điều trị trong 5 - 10 ngày.

(Tổng hợp) Bài thuốc từ cây thài lài trắng 3

Hỗ trợ chữa tăng huyết áp: Thài lài trắng tươi 60 - 90 g, hoa cây đậu tằm 12 g, đem rửa sạch, sắc với 800 ml nước còn 300 ml, uống trong ngày. Điều trị trong 10 - 15 ngày.

Chữa viêm gan vàng da: Thài lài trắng tươi 120 g, thịt lợn nạc 60 g, nấu canh, ăn cả cái lẫn nước, dùng một lần hoặc chia ra nhiều phần ăn trong ngày.

Điều trị kiết lỵ: Thài lài trắng tươi 30 g (hoặc Thài lài trắng khô 10 g), đem rửa sạch, sắc với 700 ml nước, sắc còn 150 ml nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, điều trị trong 5 ngày.

Điều trị bí tiểu: Thài lài trắng tươi, mã đề tươi, mỗi vị 30 g, đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt, sau đó cho thêm chút mật ong vào, uống lúc đói bụng. Dùng liền trong 5 ngày.

(Tổng hợp) Bài thuốc từ cây thài lài trắng 4

Chữa khí hư, tiểu tiện vàng: Lấy cả cây thài lài trắng bỏ rễ phối hợp với lá bạc thau, lá tiết dê, lá lõi tiền mỗi loại 40 g đem giã nát, sắc uống trong ngày.

Chữa rắn cắn: Thài lài trắng 16g rửa sạch, nhai nuốt nước, bã đắp lên chỗ rắn cắn, ngày làm 1-2 lần.

Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ): 1 nắm thài lài trắng tươi đem rửa sạch, giã nát, thêm chút rượu nóng, trộn đều và đắp vào chỗ sưng đau rồi băng cố định lại trong 2 giờ, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Lưu ý

Không dùng Thài lài trắng cho người Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.