Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Những bài thuốc hỗ trợ hệ hô hấp từ cây cát cánh

Như Ý - 15:14, 12/10/2023

Cây cát cánh còn có tên gọi khác là kết canh, mộc tiện, bạch dược, phù hổ hay cánh thảo…có vị đắng không có độc và tính bình. Theo y học cổ truyền, cát cánh có thể giúp điều trị ho, đờm, tức ngực, viêm họng và hen suyễn...rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc hỗ trợ hệ hô hấp từ cây cát cánh mời các bạn tham khảo.

Theo y học cổ truyền, cát cánh có thể giúp điều trị ho, đờm, tức ngực, viêm họng và hen suyễn...rất hiệu quả.
Theo y học cổ truyền, cát cánh có thể giúp điều trị ho, đờm, tức ngực, viêm họng và hen suyễn...rất hiệu quả.

Đặc điểm cây cát cánh

Cát cánh là loại thảo mộc lâu năm có chiều cao từ 20 – 120 cm. Thân cây đứng, hiếm khi phân nhánh, thường nhẵn, màu lục xám và hiếm khi có lông tơ dày đặc.

Rễ dạng củ, đôi khi phân nhánh, vỏ ngoài màu vàng nhạt. Củ cát cánh chính là bộ phận thường được sử dụng làm dược liệu.

Lá cây cát cánh có màu xanh lục hình trứng, hình elip hoặc hình mũi mác. Hoa của nó có màu lam hoặc tím, có kích thước từ 1,5–4,5 cm2.

Quả nang, hình trứng chứa nhiều hạt nhỏ, hình bầu dục màu đen nâu. Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 9 và quả từ tháng 8 đến tháng 10.

Thân và rễ của cát cánh thường được thu hoạch vào tháng 8, do thời điểm này rễ cát cánh cho ra hiệu quả để sử dụng thuốc hay thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất.

Ở những cây đã trồng được từ 1 – 2 năm, rễ cây cát cánh sẽ được đào lên và loại bỏ thân, lá, rễ con. Sau đó đem rửa sạch đất cát, cạo bỏ lớp vỏ ngoài của củ cát cánh tươi rồi phơi hoặc sấy khô. Rễ cát cánh dễ bị mốc mọt, vì vậy cần bảo quản nơi khô ráo.

(Tổng hợp) Những bài thuốc hỗ trợ hệ hô hấp từ cây cát cánh 1

Bài thuốc từ cây cát cánh

Viêm thanh quản: Sắc từ 5g cát cánh sao, 5g kha tử nướng, 2g cam thảo sao và 6g thục địa. Uống trong một tháng, chia làm 2 phần, uống trong ngày.

Viêm phổi, viêm phế quản mạn tính: Sắc thuốc với 36g rau diếp cá và 15g cát cánh, trộn đều và uống trong một tháng, chia làm 2 lần.

Chữa sưng phổi: Sắc từ 50g cát cánh và 100g cam thảo, trộn đều và uống trong một tháng, chia làm 2 lần.

Chữa ho nhiều đờm: Sắc uống từ 9g cát cánh, chia làm 2 phần và uống trong ngày.

Viêm họng cấp tính: Sắc thuốc với 20g rễ sơn đậu, 10g cát cánh, 6g hoa kim ngân và 8g mạch môn đông. Uống trong một tháng, chia làm 2 phần, uống trong ngày.

(Tổng hợp) Những bài thuốc hỗ trợ hệ hô hấp từ cây cát cánh 2

Viêm amidan cấp tính: Sắc từ 10g cát cánh, 30g sinh địa, 5g cam thảo và 12g mạch môn đông, trộn đều và uống trong một tháng, chia làm 2 phần, uống trong ngày.

Viêm phổi ho đờm, có mủ: Sắc từ 15g cát cánh, 12g nhân hạt bí đao, 30g rau diếp cá và 6g cam thảo. Uống trong một tháng, chia làm 2 phần, uống trong ngày.

Giảm ho, tiêu suyễn: Nghiền huyền sâm 9g, mạch môn đông 9g, cát cánh 9g và 3g cam thảo thành bột mịn rồi trộn đều và chia làm 2 gói. Mỗi lần sử dụng 1 gói, hãm trong nước sôi trong một bình kín.

Trị đau tức ngực do chấn thương lâu ngày: Cát cánh 10g, mộc hương 5g, trần bì 10g, hương phụ 10g, đương quy 15g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị cam răng, miệng hôi: Cát cánh, hồi hương liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, trộn đều, bôi vào chỗ cam răng.

(Tổng hợp) Những bài thuốc hỗ trợ hệ hô hấp từ cây cát cánh 3

Hỗ trợ chữa xuất huyết não, sung huyết não, có liệt nửa người và dấu hiệu mất tiếng: Cát cánh 4g, hoàng kỳ 16g, long đởm 10g, sinh địa 16g, đương quy 6g, bạch thược 6g, hạnh nhân 10g, hồng hoa 4g, phòng phong 4g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Liệu trình 2 - 3 tháng.

Tống mủ, tiêu tan nhọt: Cát cánh 4g, cam thảo 4g, rau diếp cá 8g, bối mẫu 8g, nhân ý dĩ 20g, nhân hạt bí trắng 24g, rễ cỏ tranh 63g, dây kim ngân 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa viêm phổi, đau tức ngực, ho thổ ra đờm, phế ung (áp-xe phổi).

Hỗ trợ trị viêm não Nhật Bản B: Cát cánh 6g, liên kiều 10g, cam thảo 6g, hoàng cầm 6g, bạc hà 2g, chi tử 6g, thạch cao 30g, kim ngân 10g, thanh cao 6g, cúc hoa 10g. Sắc trước thạch cao, sau đó cho các dược liệu cùng sắc. Uống 1 lần.

Chữa có thai mà ngực và bụng đau, đầy tức: Cát cánh 40g, gĩa lấy nước 1 chén, sắc với 3 lát gừng sống còn 6 phân, uống nóng.

Chữa chân răng sưng đau, lợi răng loét: Cát cánh tán bột, trộn với nhục Táo làm thành viên, to bằng hạt bồ kết, xong lấy bông bọc lại, ngậm thêm với nước kinh giới.

Chữa trẻ nhỏ khóc đêm: Cát cánh đốt, tán bột 12g, uống với nước cơm, cần uống thêm 1 ít xạ hương.

(Tổng hợp) Những bài thuốc hỗ trợ hệ hô hấp từ cây cát cánh 4

Lưu ý

Mặc dù là thảo dược có lợi cho sức khỏe nhưng mọi người không nên tùy tiện sử dụng cát cánh vì có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. Không nên sử dụng quá nhiều thảo dược này, ngày uống 3 - 9g, dưới dạng thuốc sắc. Cấm tiêm thuốc vào mạch.

Người bị lao phổi, ho lâu ngày, viêm phế quản ho khan ít đờm, kiêng uống riêng 1 vị cát cánh với lượng nhiều và thời gian kéo dài.

Người viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày kiêng uống nhiều.

Cát cánh và thịt heo có tính tương khắc, do đó không nên dùng cùng một lúc hoặc quá gần nhau. Trong quá trình sử dụng cát cánh, bạn nên hạn chế tiêu thụ thịt heo.

Luôn tuân thủ liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế, không tự ý sử dụng quá liều. Nếu trong quá trình sử dụng cát cánh bạn gặp các triệu chứng bất thường, hãy tìm đến ngay bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và kiểm tra.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.