Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khởi nghiệp

Bàn Văn Hoàng khởi nghiệp nơi đất khó

PV - 10:10, 09/08/2021

Sinh ra ở thôn vùng cao còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; bằng sự quyết tâm, anh Bàn Văn Hoàng, dân tộc Dao, thôn Cao Bành, xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang đã khởi nghiệp thành công trên mảnh đất cằn của mình.

Anh Bàn Văn Hoàng giới thiệu mô hình nuôi dúi.
Anh Bàn Văn Hoàng giới thiệu mô hình nuôi dúi.

Đến thăm mô hình nuôi dúi của anh Hoàng, chúng tôi không khỏi bất ngờ bởi trước những ô chuồng dúi gần 100 con của gia đình. Anh Hoàng cho biết: Ấp ủ ước mơ đã lâu, nhưng chưa có điều kiện thực hiện. Năm 2020, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, tôi quyết định mua 20 con dúi về nuôi để khởi nghiệp. Đây là giống dúi được thuần chủng nên rất lành, sức đề kháng với bệnh tật tốt. Hơn nữa, chăm sóc dúi không tốn nhiều công sức; thức ăn khá đơn giản, dễ kiếm, như: Tre, mía, cỏ voi. Bên cạnh đó, thị trường dúi tiềm năng, giá thành cao.

Sau 1 năm chăm sóc, đến nay trong chuồng đã có trên 90 con. Anh Hoàng chia sẻ thêm: Khó khăn nhất trong quá trình nuôi là lúc dúi sinh sản, nếu không hiểu rõ về đặc tính của loài thì khó có thể thành công, nhất là quá trình chọn giống, chăm sóc dúi con ban đầu. Đối với dúi thịt thì chăm sóc dễ hơn, hiệu quả cũng tương đối nhanh, giá bán từ 450 – 500.000 đồng/kg.

Ngoài nuôi dúi, anh Hoàng còn nuôi thêm 500 con gà Mía thả đồi. Với lợi thế vườn rộng, không tốn nhiều vốn đầu tư chuồng trại, gà được thả tự do, có sức đề kháng với bệnh tật tốt nên lớn nhanh. Theo tính toán, với lứa gà này sau khi xuất bán sẽ thu về khoảng 60 - 70 triệu đồng. Không dừng lại ở quy mô hiện tại, anh sẽ tiếp tục học hỏi, nghiên cứu, tìm hiểu về kỹ thuật, công nghệ để đầu tư thêm về quy mô chuồng trại cũng như con giống.

Chị Nguyễn Thị Ngân, Bí thư Đoàn xã Phương Thiện, cho biết: Ngoài làm kinh tế giỏi, anh Hoàng còn là một Bí thư Chi đoàn thôn năng động. Với vai trò là thủ lĩnh ở cơ sở, dám nghĩ, dám làm, anh đã tạo động lực, đòn bẩy cho nhiều thanh niên trong thôn học tập và làm theo.

Có thể nói, nuôi dúi là mô hình đem lại giá trị kinh tế cao. Hiệu quả từ mô hình nuôi dúi của gia đình anh Hoàng đã mở ra một hướng mới trong chăn nuôi, qua đó nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế.

Tin cùng chuyên mục
Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long: Hướng tới thành lập mạng lưới chuyển đổi xanh Mekong

Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long: Hướng tới thành lập mạng lưới chuyển đổi xanh Mekong

Ngày 15/11, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức khai mạc Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần II, năm 2024, với chủ đề “Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển”.