Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Gương khởi nghiệp của Chamaléa Đất

Sơn Ngọc - 10:56, 09/07/2021

Với phương pháp "lấy ngắn nuôi dài" anh Chamaléa Đất, dân tộc Raglai ở xã Phước Trung (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) đã khởi nghiệp thành công từ mô hình chăn nuôi gà thịt cho thu nhập ổn định. Hiện nay, ngoài chăn nuôi gà, anh đang mở rộng chăn nuôi thêm dê bách thảo và bò nái lai sind để tăng thêm nguồn thu nhập.

Anh Chamaléa Đất chăm sóc đàn gà nuôi thịt chuẩn bị xuất chuồng.
Anh Chamaléa Đất chăm sóc đàn gà chuẩn bị xuất chuồng.

Anh Kator Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Trung đưa chúng tôi đến thăm cơ sở chăn nuôi gia cầm của anh Chamaléa Đất . Đây là cơ sở nuôi gà ta lấy thịt có quy mô lớn nhất hiện nay ở xã Phước Trung. Chuồng trại được đầu tư xây dựng bài bản, có điện chiếu sáng, có nước sạch sinh hoạt bảo đảm cho nghề nuôi gia cầm phát triển bền vững. 

Chia sẻ về hành trình khởi nghiệp nuôi gà, Chamaléa Đất cho biết, sau khi hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông Trường THPT Bác Ái, anh học nghề thợ xây theo chương trình đào tạo nghề cho lao động địa phương. Được người cha ruột là ông Pinăng Sánh- thợ xây lâu năm hướng dẫn kinh nghiệm, hai cha con làm “công đôi” nhận xây dựng nhà ở cho bà con thôn xóm.

Do nghề thợ xây  ở địa phương không có việc làm thường xuyên nên thu nhập thấp. Để có vốn liếng đầu tư làm ăn, Chamaléa Đất xin làm công nhân cho doanh nghiệp dệt may tại TP. Hồ Chí Minh. Sau hơn 2 năm nỗ lực lao động tăng ca cho doanh nghiệp với mức thu nhập bình quân trên 10 triệu đồng/tháng, anh tích lũy được  trên 70 triệu đồng.

Trong quá trình nuôi gà ta, anh Chamaléa Đất áp dụng nghiêm ngặt biện pháp thú y, tiêm vắc- xin phòng chống cúm gia cầm và cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cho đàn gà
Trong quá trình nuôi gà ta, anh Chamaléa Đất áp dụng nghiêm ngặt biện pháp thú y, tiêm vắc- xin phòng chống cúm gia cầm và cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cho đàn gà

Rồi anh trở về quê hương khởi nghiệp bằng mô hình nuôi gà ta thương phẩm, anh đầu tư 45 triệu đồng xây dựng chuồng trại. Anh tìm đầu mối liên kết với cơ sở cung cấp thực phẩm gia cầm theo phương thức cung ứng trước, thu hồi vốn sau khi xuất chuồng, đồng thời nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm gà thịt theo giá thị trường tại thời điểm xuất chuồng.

Đầu tháng 11/2020, anh thả nuôi lứa gà đầu tiên với số lượng 500 con. Anh áp dụng nghiêm ngặt biện pháp thú y, tiêm vắc- xin phòng chống cúm gia cầm, cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng. Sau hơn 3 tháng chăm sóc đàn gà, anh xuất chuồng 480 con gà thịt trọng lượng đạt 2,5- 3 kg/con, giá trung bình 70.000 đồng/kg. Ngay lứa gà đầu tiên, trừ hết chi phí đầu tư, anh Đất có lãi ròng 30 triệu đồng, bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Tiếp tục vệ sinh chuồng trại, thả nuôi lứa thứ hai với 1.000 gà ta giống, tỉ lệ nuôi sống đạt 960 con. Mới đây, anh Chamaléa Đất vừa cân bán cho chủ vựa thu mua 500 con gà thịt sản lượng đạt 1.200 kg, thu nhập 96 triệu đồng; còn 460 con tiếp tục xuất chuồng trong vài tuần tới. Trừ tri phí, an có lãi ròng 70 triệu đồng/3 tháng.

Từ nguồn thu nhập nuôi gà thịt, anh Chamaléa Đất đầu tư mở rộng quy mô chuồng trại, làm chuồng nuôi dê bách thảo và bò nái lai sind; đồng thời đào ao lắp mô tơ bơm nước từ suối Ngang lên tưới cho đồng đất trồng cỏ chăn nuôi gia súc. Với phương thức lấy ngắn nuôi dài, anh Chamaléa Đất đã thành công bước đầu và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp từ chăn nuôi cho thanh niên và bà con thôn xóm làm ăn vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.