Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Báo Dân tộc và Phát triển qua góc nhìn của các bộ, ngành, địa phương

Nhóm PV - 08:23, 25/10/2022

Trải qua chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Báo Dân tộc và Phát triển đã từng bước khẳng định vai trò, vị thế, trở thành phương tiện thông tin tuyên truyền chính thống hiệu quả chủ trương, đường lối nhất quán, xuyên suốt của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc ở vùng DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới… Đồng thời, cũng từ việc thực hiện xuất sắc vai trò, nhiệm vụ chính trị là Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc - Diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam, Báo đã được các bộ, ngành, địa phương trong cả nước… ghi nhận trên nhiều lĩnh vực tuyên truyền, qua đó góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhân Kỷ niệm 20 năm Báo Dân tộc và Phát triển phát hành số báo đầu tiên (27/10/2002-27/10/2022) Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi các ý kiến đánh giá của các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đối với Báo Dân tộc và Phát triển.

Ông Trịnh Việt Hùng
Ông Trịnh Việt Hùng

Ông Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên: Báo Dân tộc và Phát triển đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 51 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào DTTS khoảng 384 nghìn người, chiếm 29,87% dân số toàn tỉnh. Đồng bào DTTS tập trung chủ yếu ở các xóm, bản thuộc 5 huyện: Định Hoá, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ. Đây là những khu vực còn khó khăn về hạ tầng điện, đường, trường, trạm; kinh tế - xã hội chưa phát triển mạnh, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với các khu vực khác trong tỉnh…

Để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương, hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp trong đó trọng tâm là tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án của Trung ương hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn; cân đối nguồn lực hoặc lồng ghép những nguồn lực tại địa phương để ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các địa phương, địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống, tỉnh cũng đã ban hành chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trong đồng bào, hỗ trợ đồng bào về thông tin, kiến thức khoa học, tiếp cận y tế, giáo dục, văn hóa… Mục tiêu của tỉnh Thái Nguyên là rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các địa phương trong tỉnh, đặc biệt quan tâm địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào DTTS, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS trong tỉnh.

Trong những năm qua, Báo Dân tộc và Phát triển đã luôn đồng hành, hỗ trợ địa phương thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tỉnh Thái Nguyên đến với Nhân dân, đến với đồng bào. Qua đó góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ thuật và đời sống tinh thần của Nhân dân. Báo Dân tộc và Phát triển cũng đã dành nhiều nội dung tuyên truyền về các mô hình kinh tế, những gương điển hình tiên tiến, những tấm gương sáng, cách làm hay mang lại hiệu quả kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa tại địa phương…

Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang nỗ lực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Điều kiện mặc dù đã có nhiều thuận lợi nhưng cũng còn không ít khó khăn. Tỉnh Thái Nguyên mong muốn Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ tỉnh Thái Nguyên thông qua việc thúc đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, đặc biệt chú trọng đến công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn… Từ đó phát hiện, nhân rộng những mô hình hay, cách làm tốt, tạo sự đồng thuận, sức lan tỏa, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.

Bà Trịnh Thị Thủy
Bà Trịnh Thị Thủy

Bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch: Báo Dân tộc và Phát triển - kênh thông tin quan trọng, luôn đồng hành cùng với công tác văn hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi.

Nhiều năm qua Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch và Uỷ ban Dân tộc đã phối hợp triển khai các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình vùng DTTS và miền núi đảm bảo kịp thời, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Báo Dân tộc và Phát triển trở thành kênh thông tin quan trọng, luôn đồng hành cùng với công tác văn hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Từ năm 2017, Uỷ ban Dân tộc và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã ký kết Chương trình phối hợp số 5299/CTPH-BVHTTDL-UBDT giữa Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch và Ủy ban Dân tộc về “Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình vùng đồng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2021”. Qua đó, công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã được tiến hành thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm nhằm hoàn thiện, bổ sung thiết chế, thể chế để làm tốt hơn nữa công tác dân tộc và chăm lo phát triển văn hóa ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch vùng đồng bào DTTS; việc phối hợp tổ chức các ngày hội, giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch và hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng DTTS được truyền thông thường xuyên, liên tục và đậm đặc trên Báo Dân tộc và Phát triển.

Đặc biệt, Báo Dân tộc và Phát triển đã thực hiện nhiều loạt bài viết có giá trị, tôn vinh những người đang lưu giữ, bảo tồn những loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào DTTS có nguy cơ mai một… Qua đó, góp phần khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy vai trò của đồng bào các các DTTS - chủ thể văn hóa trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đưa nét đẹp văn hoá ngày càng lan tỏa trong đời sống.

Bên cạnh đó, Báo Dân tộc và Phát triển đã có những tuyến bài kịp thời phản ánh những thông tin lệch lạc về đời sống văn hoá của đồng bào các DTTS và phê phán những cá nhân, tổ chức lợi dụng hình ảnh của đồng bào DTTS để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau làm cho công chúng có cái nhìn sai lệch về bản sắc văn hoá của đồng bào các DTTS; phản ánh và cung cấp thông tin kịp thời đến các đơn vị chức năng về những khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện các chính sách bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hoá của đồng bào các DTTS.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã ký kết Chương trình phối hợp với Uỷ ban Dân tộc về “Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025”, triển khai thực thi các nhiệm vụ chính trị, quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch, bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Do đó, với vai trò là cơ quan truyền thông chuyên sâu về lĩnh vực DTTS, mong rằng Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục truyền thông các hoạt động về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc trên địa bàn cả nước.

Thiếu tướng Trần Văn Bừng
Thiếu tướng Trần Văn Bừng

Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng: Báo Dân tộc và Phát triển đã góp phần tích cực vào việc cung cấp thông tin cho công chúng, đặc biệt là cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân ở khu vực biên giới

Là Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc - Diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam, Báo Dân tộc và Phát triển luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, làm tốt công tác tuyên truyền, kịp thời phản ánh những vấn đề, sự kiện ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, khu vực biên giới. Đồng thời, chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc, các chương trình của địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, bài trừ mê tín, dị đoan, xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Những năm qua, thực hiện Chương trình phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Báo Dân tộc và Phát triển đã phối hợp chặt chẽ với Báo Biên phòng, Điện ảnh - Truyền hình Biên phòng tuyên truyền, phản ánh kịp thời các hoạt động phối hợp giữa hai cơ quan trong tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền về Luật Biên giới quốc gia, Luật Biên phòng Việt Nam, các văn kiện pháp lý về biên giới, triển khai thực hiện chính sách dân tộc, các chương trình mục tiêu quốc gia…. Thông qua đó, đã nâng cao ý thức về quốc gia, quốc giới, trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhân dân khu vực biên giới trong tham gia cùng Bộ đội Biên phòng quản lý và bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Đặc biệt, đã phát huy được vai trò của Người có uy tín trong đồng bào các DTTS trong giải quyết các vấn đề, vụ việc phức tạp về an ninh nông thôn, dân tộc, tôn giáo ở khu vực biên giới.

Công tác thông tin tuyên truyền về các gương điển hình tiên tiến, các mô hình, chương trình hay, cách làm hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, khu vực biên giới cũng được Báo Dân tộc và Phát triển tập trung khai thác và đưa tin kịp thời, góp phần lan tỏa, nhân rộng ra cộng đồng. Đến nay, Báo Dân tộc và Phát triển đã trở thành người bạn thân thiết, tin cậy của đồng bào các dân tộc và cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng.

Thời gian tới, rất mong Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền phù hợp với đồng bào DTTS và miền núi, khu vực biên giới; chuyển tải, tuyên truyền hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ông Lê Văn Thanh.
Ông Lê Văn Thanh

Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Báo Dân tộc và Phát triển tuyên truyền chính sách giảm nghèo hiệu quả cho vùng đồng bào DTTS

Trong những năm qua, các cơ quan thông tấn báo chí trong đó có Báo Dân tộc và Phát triển luôn đồng hành cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tuyên truyền có hiệu quả việc triển khai thực hiện các chính sách lao động, người có công và xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhiều bài viết của Báo đã phản ánh kịp thời và đề xuất các giải pháp liên quan đến việc thực hiện công tác giảm nghèo, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phòng, chống tệ nạn xã hội, bảo trợ xã hội, công tác trẻ em, bình đẳng giới,... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Nhân dịp Báo Dân tộc và Phát triển kỷ niệm 20 năm xuất bản số đầu tiên (27/10/2002 - 27/10/2022), thay mặt Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chúc Báo tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, phối hợp chặt chẽ với Bộ trong việc tuyên truyền thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; có nhiều bài viết, mô hình, gợi ý cách làm sáng tạo trong công tác giảm nghèo trên mọi vùng, miền đất nước, khích lệ người dân và thanh niên các dân tộc cùng học hỏi, vươn lên phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội bền vững….

Nhà báo Nguyễn Đức Lợi
Nhà báo Nguyễn Đức Lợi

Nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam: Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh mọi mặt đời sống của đồng bào các DTTS tới Chính phủ

Với tư cách là Cơ quan ngôn luận của Uỷ ban Dân tộc Báo Dân tộc và Phát triển có hai nhiệm vụ rất quan trọng không thể tách rời. Đó là cơ quan truyền thông, thông tin tuyên truyền các chủ trương của Đảng và Nhà nước, các chương trình, chính sách của Uỷ ban Dân tộc tới đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.

Bên cạnh đó, Báo đã phản ánh mọi mặt đời sống của đồng bào các DTTS tới Chính phủ. Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của đồng bào với cơ quan chức năng từ các chương trình, chính sách đầu tư vào vùng đồng bào DTTS tới các cấp chính quyền địa phương, Trung ương, để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, điều chỉnh các chính sách mang lại hiệu quả thiết thực.

Với nội dung phong phú, hình ảnh đẹp và chân thật, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, Báo Dân tộc và Phát triển đã trở thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với bà con, góp phần vào việc bảo tồn bản sắc văn hoá của đồng bào các dân tộc, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, chống lại sự chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch, phản động, tạo sự đồng thuận để xây dựng quê hương.

Trong giai đoạn mới, tờ báo cần được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan Nhà nước để Báo Dân tộc và Phát triển ngày càng phát triển, góp phần cung cấp thông tin, thu hẹp khoảng trống thông tin ở vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa. Qua đó, giúp người dân tiếp cận thông tin, tri thức, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần.

Thời gian tới, để nâng cao chất lượng nội dung thông tin, đội ngũ Phóng viên của Báo cần sâu sát cơ sở để phản ánh thực tế cuộc sống của bà con vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK, đưa tiếng nói từ cơ sở đến với Chính phủ. Do đối tượng độc giả mang tính đặc thù cao, vì vậy nội dung thông tin cần có cách thể hiện dễ đọc, dễ hiểu, giản dị không dùng thuật ngữ hàn lâm, khó hiểu…Trong giai đoạn chuyển đổi số, Toà soạn cần có sự thay đổi về phương thức truyền tải thông tin để đưa thông tin nhanh nhất, hiệu quả nhất, nâng cao vị thế vai trò của Báo Dân tộc và Phát triển trong nền báo chí nước nhà, xứng đáng cơ quan ngôn luận của Uỷ ban Dân tộc, Diễn đàn của đồng bào các DTTS Việt Nam.

Đặc biệt, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, Báo Dân tộc và Phát triển có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin để cho người dân hiểu về tầm quan trọng, để người dân tích cực cực tham gia vào Chương trình, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình, thúc đẩy kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi.

Bà Lê Thị Thanh Nhàn
Bà Lê Thị Thanh Nhàn

Bà Lê Thị Thanh Nhàn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo): Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh kịp thời, chính xác các thông tin về chính sách giáo dục dân tộc góp phần nâng cao chất lượng tạo nguồn đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS

Trong những năm qua, Báo Dân tộc và Phát triển đã thông tin, truyền tải những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào các DTTS. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Báo Dân tộc và Phát triển đã kịp thời phản ánh các thông tin về chính sách giáo dục dân tộc đối với người học, người dạy và cơ sở giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi; các chính sách nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS như chính sách đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, chế độ cử tuyển; những tấm gương thầy cô giáo cắm bản, những học sinh DTTS nghèo hiếu học…

Qua đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thêm thông tin để nắm bắt những vấn đề, những bất cập, vướng mắc, kịp thời có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn.

Đặc biệt hằng năm, Ủy ban Dân tộc và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn… đã phối hợp tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu. Báo Dân tộc và Phát triển là đơn vị trực tiếp được giao nhiệm vụ tổ chức sự kiện có ý nghĩa quan trọng này. Qua thành công của các kỳ Lễ Tuyên dương đã tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ người DTTS không ngừng nỗ lực “vượt qua chính mình”, phấn đấu vươn lên, đóng góp vào sự phát triển quê hương, đất nước.

Hy vọng trong thời gian tới, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục là bạn đồng hành cùng với các cấp, các ngành đưa những thông tin sát thực, hiệu quả trong lĩnh vực tuyên truyền về công tác dân tộc, chính sách dân tộc đối với vùng đồng bào DTTS, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ đã khiến qũy đất (đất ở, đất sản xuất) ở nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục bị thu hẹp do sạt lở, bồi lấp. Dữ liệu về quỹ đất đã bố trí cho người dân được thu thập cách đây hơn một tháng nay không còn chính xác, cần thiết được cập nhật để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.